Thi tuyen sinh 10

Chia sẻ bởi Đào Thị Thu Hiên | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: thi tuyen sinh 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục - Đào tạo
thái bình

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên
Năm học 2010 - 2011

Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (2 điểm)
Phát hiện và phân tích giá trị của các phép tu từ trong những câu thơ sau:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(“Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải)
Câu 2. (3 điểm)
Trong học sinh hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “học vẹt”, “học tủ”.
Em hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng trên bằng một bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 300 từ).
Câu 3. (5 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật).

--- Hết ---










Họ và tên thí sinh:............................................................................. Số báo danh:.....................

Sở Giáo dục - Đào tạo
thái bình

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên thái bình
Năm học 2010 - 2011

Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn
(Đề dành chung cho các thí sinh)


Câu 1. (2 điểm)
A. Yêu cầu
Học sinh phải:
- Phát hiện được những biện pháp tu từ sau:
+ dụ: “mùa xuân nho nhỏ”
+ Đảo ngữ: “Lặng lẽ dâng”
+ Điệp ngữ: “Dù là”
+ Hoán dụ: “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc”
- Phân tích ý nghĩa của các biện pháp tu từ:
+ Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ chỉ một lối sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
+ Đảo ngữ “lặng lẽ dâng” khắc sâu sự cống hiến âm thầm, tự nguyện của nhà thơ.
+ Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh hơn nữa khát vọng cống hiến chân thành, tha thiết.
+ Hình ảnh hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” cho thấy khát vọng cống hiến ấy là mong muốn luôn thường trực trong trái tim Thanh Hải. Hình ảnh thơ cũng khẳng định đây không chỉ là tâm niệm riêng của nhà thơ mà còn là ý nguyện chung của mọi thế hệ người Việt.
B. Cách cho điểm
- Gọi tên được đúng mỗi phép tu từ cho 0,25 điểm.
- Phân tích được ý nghĩa của mỗi phép tu từ cho 0,25 điểm.
Lưu ý: Học sinh có thể kết hợp gọi tên và phân tích ý nghĩa của mỗi phép tu từ.
Câu 2 . (3 điểm)
A. Yêu cầu
1. Về kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục; dẫn chứng cụ thể, sinh động; không mắc lỗi diễn đạt, chính tả...
2. Về kiến thức
Đề mang tính chất mở, vì vậy học sinh có thể trình bày những cách suy nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề cần nghị luận nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau:
- Nêu biểu hiện của “học vẹt” và “học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Thu Hiên
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)