Thi thử vào 10

Chia sẻ bởi Trương Thanh Bình | Ngày 11/10/2018 | 107

Chia sẻ tài liệu: Thi thử vào 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Phần 1. Đọc – hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ - Con ơi trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.
- Mẹ ơi, chân thật là gì?
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc.
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét.
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Từ đấy người lớn hỏi tôi:
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
- Bé yêu những người chân thật.
Người lớn nhìn tôi không tin
Cho tôi là con vẹt nhỏ...”
( Trích Lời mẹ dặn – Phùng Quán)
Câu 1. Theo người mẹ chân thật là người như thế nào? Em hãy liệt kê từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích trả lời.
Câu 2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ sau: “ Thấy vui muốn cười cứ cười Thấy buồn muốn khóc là khóc. Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu” Câu 3. Xác định giọng điệu của người mẹ qua lời nhắn nhủ con trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Em rút ra được điều ý nghĩa gì từ đoạn trích trên?
Phần 2. Làm văn
Câu 1. Người thật thà thường thiệt thòi
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn bày tỏ quan điểm của mình.
Câu 2. Thí sinh được chọn một trong hai đề sau:
a. Cảm nhận bức tranh thiên nhiên giao mùa qua đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
( Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2016)
b. Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
( Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.
( Trích Một khúc ca xuân, Tố Hữu)
Phần 1. Đọc - hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
( Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3. Hãy liệt kê ít nhất hai câu tục ngữ, ca dao được gợi ra trong đoạn thơ trên
Câu 4. Em có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ : Chỉ còn chuyện cổ thiết tha. Cho tôi nhận mặt ông cha của mình? Vì sao ?
Phần 2. Làm văn
Câu 1.
Một lời động viên chân thành dành cho những người đang trong cơn khủng hoảng có thể mang đên sức mạnh bất ngờ khiến họ vượt qua tất cả khó khăn, nghich cảnh. Ngược lại, một lời tiêu cực có thể giết chết họ.
Viết một bài văn nghị luận, trình bày suy ngĩ cảu em về ý kiến trên.
Câu 2. Tiếng lòng của Viễn Phương trong hai khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên  Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền  Vẫn biết trời xanh là mãi mãi  Mà sao nghe nhói ở trong tim.  Mai về miền Nam thương trào nước mắt  Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác  Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây  Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...








* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thanh Bình
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)