THI THU HS GIOI 8

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phượng | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: THI THU HS GIOI 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Câu 1: Cho đoạn văn sau: ( 5 điểm)
“ Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời. Người vẫn giữ thuần tuý phong độ ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân quê Việt Nam. Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay đồng Tháp Mười…”
( “Hồ Chủ Tịch hình ảnh của dân tộc” - Phạm Văn Đồng)
Đoạn văn trên sử dụng những phép tu từ nào?
Chuyển đổi câu: “Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối
châm biếm kín đáo và thú vị.” thành câu bị động rồi rút gọn đến mức có thể ít làm tổn hại đến ý chính của câu.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) theo cách diễn dịch có sử dụng từ tượng thanh và từ tượng hình. Chủ đề: Mùa xuân đã về! ( 4 điểm )
Câu 3: Tóm tắt phần trích “ Lão Hạc” bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng.( 2 điểm)
Câu 4: Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau.
( 2,5 điểm)
“ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc đến nhà
Nắng đã chiều…vẫn muốn hắt tia xa!”
( “Mẹ” - Phạm Ngọc Cảnh)
Câu 5: Hãy trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: ( 6,5 điểm)
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cay chụm lại nên hòn núi cao”
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM
Câu 1:
Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
+ So sánh:
- Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ của một người dân
quê Việt Nam.
- …ca dao Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng
Tháp Mười.
+ Liệt kê:
Phong độ, ngôn ngữ, tính tình.
Phong phú, ý vị.
Tác dụng: Góp phần làm nổi bật sự giản dị của Bác Hồ trong lối sống,
trong lời nói và trong bài viết của mình.
Chuyển thành câu bị động:
Tục ngữ, nói ví, châm biếm kín đáo và thú vị…được Người hay sử
dụng trong lời ăn tiếng nói của mình.
Rút gọn: Lời nói của Người đậm chất dân gian.
Câu 2:
Hình thức: Đảm bảo được các yêu cầu.
+ Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng.
+ Trong đoạn văn có sử dụng : từ tượng thanh, từ tượng hình và các dấu câu đã học; dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
+ Câu chủ đề ở đầu đoạn.
Nội dung:
+ Đoạn văn hướng vào chủ đề mùa xuân đã về.
+ Học sinh chú ý đến các hình ảnh, màu sắc, âm thanh mang dấu hiệu của mùa xuân về.
+ Đoạn văn có cảm xúc chân thực.
Câu 3: Tóm tắt phần trích “ Lão Hạc”.
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. Con trai lão phải đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại con chó Vàng làm bạn tâm tình. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đã gạt nước mắt bán cậu Vàng. Tất cả số tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và khéo léo từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là sẽ đánh bả một con chó và ngỏ ý rủ Binh Tư uống rượu. Ông giáo rất ngạc nhiên và rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại. Nhưng đến khi tận mắt chứng kiến cái chết đau đớn, vật vã của Lão Hạc thì ông giáo mới hiểu. Cả làng bất ngờ trước cái chết đó. Chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu vì sao Lão Hạc chết tức tưởi như vậy!
Câu 4: Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau.
Về hình thức: Viết thành đoạn văn rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát;
văn viết có cảm xúc.
Về nội dung: Cần nêu và phân tích được cái hay, cái đẹp về nội dung cũng
như nghệ thuật của đoạn thơ.
+ So sánh: “ Con” được so sánh với “ lửa ấm”, với “ trái xanh”
=> Sự quan trọng, cần thiết của đứa con trong cuộc đời người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phượng
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)