THI THỬ 10 VĂN LẦN 2 TAM DƯƠNG 2016
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
134
Chia sẻ tài liệu: THI THỬ 10 VĂN LẦN 2 TAM DƯƠNG 2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN II NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 1 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào … ”
(Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục năm 2014)
a) Xác định phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Phần in đậm trong câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào … ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
c) Hãy viết lại câu “Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
d) Khái quát phẩm chất của lão Hạc trong đoạn văn trên bằng một câu đơn.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
.....................................”
b) Giải thích nghĩa của từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ trên.
c) Từ nội dung đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh hiện nay.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của cha con ông Sáu.
-------------------HẾT-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh……………….....……………...…SBD…………Phòng thi: ..........
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
(HDC này gồm 04 trang)
Câu 1. ( 2,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
Phép liên kết chủ yếu:
Phép lặp: lão (4 lần), cái vườn (2 lần).
0,5
b
Cách dẫn trực tiếp vì nhắc lại nguyên văn lời nói nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm.
0,5
c
Còn về cái vườn của lão thì lão đừng lo lắng gì nữa.
0,5
d
Lão Hạc là người nhân hậu và giàu lòng thương con.
(Nếu đặt câu thiếu dấu câu thì giám khảo linh hoạt trừ 0,25 điểm)
0,5
Câu 2. ( 3,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
Chép chính xác đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Lưu ý: Nếu học sinh thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm; chép sai hoặc thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm.
0,5
b
Giải nghĩa từ:
- Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Ở đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.
0,5
c
* Về kỹ năng: Học sinh biết nêu suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn nghị luận xã hội có bố cục hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, trình bày khoa học.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Đoạn thơ ca ngợi sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống đồng thời gợi cho ta liên tưởng đến ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc của các bạn học sinh hiện nay.
- Bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Toàn bộ hệ
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN II NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 1 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào … ”
(Lão Hạc - Nam Cao - Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục năm 2014)
a) Xác định phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Phần in đậm trong câu: Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn ; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào … ” là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
c) Hãy viết lại câu “Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
d) Khái quát phẩm chất của lão Hạc trong đoạn văn trên bằng một câu đơn.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
.....................................”
b) Giải thích nghĩa của từ “Người đồng mình” trong đoạn thơ trên.
c) Từ nội dung đoạn thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của học sinh hiện nay.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm nổi bật tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng của cha con ông Sáu.
-------------------HẾT-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh……………….....……………...…SBD…………Phòng thi: ..........
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
(HDC này gồm 04 trang)
Câu 1. ( 2,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
Phép liên kết chủ yếu:
Phép lặp: lão (4 lần), cái vườn (2 lần).
0,5
b
Cách dẫn trực tiếp vì nhắc lại nguyên văn lời nói nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép và sau dấu hai chấm.
0,5
c
Còn về cái vườn của lão thì lão đừng lo lắng gì nữa.
0,5
d
Lão Hạc là người nhân hậu và giàu lòng thương con.
(Nếu đặt câu thiếu dấu câu thì giám khảo linh hoạt trừ 0,25 điểm)
0,5
Câu 2. ( 3,0 điểm)
Phần
Nội dung trình bày
Điểm
a
Chép chính xác đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
Lưu ý: Nếu học sinh thiếu dấu câu trừ 0,25 điểm; chép sai hoặc thiếu 1 câu thơ trừ 0,25 điểm.
0,5
b
Giải nghĩa từ:
- Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Ở đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.
0,5
c
* Về kỹ năng: Học sinh biết nêu suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn nghị luận xã hội có bố cục hoàn chỉnh, không mắc lỗi chính tả, trình bày khoa học.
* Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Đoạn thơ ca ngợi sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống đồng thời gợi cho ta liên tưởng đến ý thức bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc của các bạn học sinh hiện nay.
- Bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Toàn bộ hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 18,02KB|
Lượt tài: 7
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)