THI THỬ 10 VĂN LẦN 1 TAM DƯƠNG 2016
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
68
Chia sẻ tài liệu: THI THỬ 10 VĂN LẦN 1 TAM DƯƠNG 2016 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN I NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 1 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn :
“Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má”.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2011)
a) Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
.....................................”
b) Hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ có ý nghĩa gì?
c) Từ nội dung khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Câu 3. (5,0 điểm)
Thông qua việc miêu tả cảnh đánh cá đêm của một đoàn thuyền trên biển, tác giả ca ngợi không khí lao động mới, khẩn trương, hiên ngang tràn đầy niềm lạc quan của những con người làm chủ công việc, làm chủ biển cả bao la hùng vĩ.
Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm rõ nhận xét trên.
-------------------HẾT-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh……………………………...…SBD…………Phòng thi……PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
———————
HDC ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN THỨ I.
Năm học: 2015-2016.
Môn: Ngữ Văn.
(HDC gồm 04 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
- Các phép liên kết:
+ Phép lặp (mưa)
+ Phép nối (nhưng, nhưng rồi, và)
+ Phép liên tưởng (mưa - gió)
0,25đ
0,5đ
0,25đ
b
- Các câu đặc biệt: Mưa. Nhưng mưa đá. Gió.
-Tác dụng: nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng thiên nhiên; gợi những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, thơ mộng.
0,5đ
0,5đ
Câu 2. (3,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
Chép chính xác khổ thơ cuối của bài Ánh trăng .
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nếu thí sinh viết hoa chữ cái đầu của 3 câu thơ vừa chép thì trừ 0,25 điểm, thiếu dấu câu trừ 0,2 điểm)
0,5đ
b
-Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong đoạn thơ:
+ Sự trong sáng, tròn đầy, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ.
+ Biểu tượng của sự bao dung, nghĩa tình thủy chung trọn vẹn, trong sáng, vô tư mà không đòi hỏi sự đền đáp.
+ Gợi nhắc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
0,75đ
c
* Đoạn văn đảm bảo nội dung:
+ Khổ thơ cuối nói riêng và cả bài thơ Ánh trăng nói chung là lời gợi nhắc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
“Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn “uống nước” chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Từ đó khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
+ Vì sao vậy? Không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức tạo nên. Của cải vật chất do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông ta gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục…Vì thế “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay.
+ Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh (dẫn chứng
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT LẦN I NĂM 2016
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 1 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho đoạn văn :
“Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má”.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2011)
a) Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn và nêu tác dụng của việc sử dụng các câu đặc biệt đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
.....................................”
b) Hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ có ý nghĩa gì?
c) Từ nội dung khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Câu 3. (5,0 điểm)
Thông qua việc miêu tả cảnh đánh cá đêm của một đoàn thuyền trên biển, tác giả ca ngợi không khí lao động mới, khẩn trương, hiên ngang tràn đầy niềm lạc quan của những con người làm chủ công việc, làm chủ biển cả bao la hùng vĩ.
Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận để làm rõ nhận xét trên.
-------------------HẾT-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh……………………………...…SBD…………Phòng thi……PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
———————
HDC ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN THỨ I.
Năm học: 2015-2016.
Môn: Ngữ Văn.
(HDC gồm 04 trang)
Câu 1. (2,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
- Các phép liên kết:
+ Phép lặp (mưa)
+ Phép nối (nhưng, nhưng rồi, và)
+ Phép liên tưởng (mưa - gió)
0,25đ
0,5đ
0,25đ
b
- Các câu đặc biệt: Mưa. Nhưng mưa đá. Gió.
-Tác dụng: nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng thiên nhiên; gợi những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, thơ mộng.
0,5đ
0,5đ
Câu 2. (3,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a
Chép chính xác khổ thơ cuối của bài Ánh trăng .
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
(Nếu thí sinh viết hoa chữ cái đầu của 3 câu thơ vừa chép thì trừ 0,25 điểm, thiếu dấu câu trừ 0,2 điểm)
0,5đ
b
-Ý nghĩa hình ảnh vầng trăng trong đoạn thơ:
+ Sự trong sáng, tròn đầy, tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ.
+ Biểu tượng của sự bao dung, nghĩa tình thủy chung trọn vẹn, trong sáng, vô tư mà không đòi hỏi sự đền đáp.
+ Gợi nhắc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
0,75đ
c
* Đoạn văn đảm bảo nội dung:
+ Khổ thơ cuối nói riêng và cả bài thơ Ánh trăng nói chung là lời gợi nhắc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
“Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn “uống nước” chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Từ đó khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
+ Vì sao vậy? Không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức tạo nên. Của cải vật chất do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông ta gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục…Vì thế “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay.
+ Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh (dẫn chứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 17,22KB|
Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)