Thi thử 10 Tây Hồ Hà Nội
Chia sẻ bởi Ngô Gia Trí |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Thi thử 10 Tây Hồ Hà Nội thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Xuân La
ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (4đ)
Cho đoạn trích sau : . . ."Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách . . .”
Câu 1 Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy? Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật đó góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện?
Câu 2. Xác định một thành phần biệt lập và một phép liên kết câu trong đoạn trích đó.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên đây, em hãy nhận xét, đánh giá về nhân vật ông bằng 3 câu văn.
PHẦN II (6đ)
Câu 1. Chép lại chính xác hai khổ thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải . Nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 2. Từ "lao xao " có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong đoạn thơ được không? Vì sao? Trong câu thơ: Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước ". nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
Câu 3. Dựa vào hai khổ thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 câu) theo cách diễn dịch. Trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần cảm thán để làm rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước(Gạch dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Phần I (4 điểm)
Điểm
Câu 1: (2 điểm) HS nêu đúng
- Tên tác phẩm: "Lặng lẽ Sa Pa" - Tác giả: Nguyễn Thành Long
0.25 đ
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả; khi đó miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới, là hậu phương lớn cho miền Nam chống M cứu nước.
0.5 đ
Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật ông hoạ sĩ
0.25 đ
Tác dụng:
+ Chân dung nhân vật chính là anh thanh niên được hiên dần lên một cách khách quan, chân thực, có chiều sâu tư tưởng, nổi bật chất trữ tình qua sự cảm nhận tinh tế của một con người từng trải, có con mắt nghệ thuật.
0.5 đ
+ Có thể chủ động điều chỉnh nhịp kể (hoặc có thể kể một cách linh hoạt), xen vào nội dung kể những dòng suy nghĩ bình luận, cảm xúc để câu chuyện có chiều sâu tư tưởng, góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm lặng lẽ, cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
0.5 đ
Câu 2:. (1 điểm) HS xác định đúng
Thành phần biệt lập cảm thán: Chao ôi
0.5 đ
Phép liên kết nối: Mặc dù vậy
0.5 đ
Câu 3: (1 điểm) HS diễn đạt bằng một vài câu văn đúng ngữ pháp, với nội dung nhận xét đánh giá: ông hoạ sĩ là người khao khát, quyết tâm tìm đối tượng cái đẹp của nghệ thuật hội hoạ trong cuộc sống con người
1đ
Phần II: (6 điểm)
Câu 1 : (1.5 điểm)
- Chép chính xác khổ thơ 2 và 3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (mắc một lỗi trừ 0.25 điểm)
1 đ
Nêu chủ đề bài thơ: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước
0.5 đ
Câu 2 : (1. 5 điểm)
- Từ "lao xao " không thể thay thế cho từ ` xôn xao " vì tuy cả 2 từ đều là từ láy mô phỏng âm thanh nhưng từ “xôn xao " gợi tả được âm thanh và có cả âm vang của một tấm lòng, không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của mùa xuân, của con người ra trận, ra đồng và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao sung sướng trong lòng của mọi người
ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
PHẦN I (4đ)
Cho đoạn trích sau : . . ."Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách . . .”
Câu 1 Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy? Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật đó góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện?
Câu 2. Xác định một thành phần biệt lập và một phép liên kết câu trong đoạn trích đó.
Câu 3. Từ nội dung đoạn trích trên đây, em hãy nhận xét, đánh giá về nhân vật ông bằng 3 câu văn.
PHẦN II (6đ)
Câu 1. Chép lại chính xác hai khổ thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải . Nêu chủ đề của bài thơ.
Câu 2. Từ "lao xao " có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong đoạn thơ được không? Vì sao? Trong câu thơ: Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước ". nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
Câu 3. Dựa vào hai khổ thơ đã chép, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15-20 câu) theo cách diễn dịch. Trong đó có sử dụng phép nối và một câu có thành phần cảm thán để làm rõ cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước(Gạch dưới thành phần cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Phần I (4 điểm)
Điểm
Câu 1: (2 điểm) HS nêu đúng
- Tên tác phẩm: "Lặng lẽ Sa Pa" - Tác giả: Nguyễn Thành Long
0.25 đ
- Hoàn cảnh sáng tác: Sau chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả; khi đó miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới, là hậu phương lớn cho miền Nam chống M cứu nước.
0.5 đ
Nhà văn trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật ông hoạ sĩ
0.25 đ
Tác dụng:
+ Chân dung nhân vật chính là anh thanh niên được hiên dần lên một cách khách quan, chân thực, có chiều sâu tư tưởng, nổi bật chất trữ tình qua sự cảm nhận tinh tế của một con người từng trải, có con mắt nghệ thuật.
0.5 đ
+ Có thể chủ động điều chỉnh nhịp kể (hoặc có thể kể một cách linh hoạt), xen vào nội dung kể những dòng suy nghĩ bình luận, cảm xúc để câu chuyện có chiều sâu tư tưởng, góp phần làm rõ chủ đề câu chuyện: Ca ngợi những con người lao động âm thầm lặng lẽ, cống hiến hết sức mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
0.5 đ
Câu 2:. (1 điểm) HS xác định đúng
Thành phần biệt lập cảm thán: Chao ôi
0.5 đ
Phép liên kết nối: Mặc dù vậy
0.5 đ
Câu 3: (1 điểm) HS diễn đạt bằng một vài câu văn đúng ngữ pháp, với nội dung nhận xét đánh giá: ông hoạ sĩ là người khao khát, quyết tâm tìm đối tượng cái đẹp của nghệ thuật hội hoạ trong cuộc sống con người
1đ
Phần II: (6 điểm)
Câu 1 : (1.5 điểm)
- Chép chính xác khổ thơ 2 và 3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (mắc một lỗi trừ 0.25 điểm)
1 đ
Nêu chủ đề bài thơ: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước
0.5 đ
Câu 2 : (1. 5 điểm)
- Từ "lao xao " không thể thay thế cho từ ` xôn xao " vì tuy cả 2 từ đều là từ láy mô phỏng âm thanh nhưng từ “xôn xao " gợi tả được âm thanh và có cả âm vang của một tấm lòng, không chỉ tả cảnh mà còn tả tình trong cảnh. Nhịp điệu của hai câu thơ là nhịp điệu của mùa xuân, của con người ra trận, ra đồng và cũng là nhịp điệu náo nức, xôn xao sung sướng trong lòng của mọi người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Gia Trí
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)