Thi thử 10 Tây Hồ Hà Nội

Chia sẻ bởi Ngô Gia Trí | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Thi thử 10 Tây Hồ Hà Nội thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS XUÂN LA
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT- VÒNG I
Năm học 2012-2013
Môn Ngữ văn –Thời gian: 90 phút

Đề bài:
Phần I (6 điểm): Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

1. Những câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
2. Những hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” còn được trở lại trong bài thơ trên, hãy chép lại khổ thơ chứa những hình ảnh đó. Theo em, sự trở lại của những hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì?
3. Em hãy viết một đoạn văn Tổng- phân- hợp khoảng 10- 12 câu cảm nhận cảm xúc và suy ngẫm của tác giả khi bất ngờ gặp lại vầng trăng trong hai khổ cuối bài thơ. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và phép nối, gạch chân và chú thích.
4. Chép lại một câu thơ có hình ảnh trăng trong chương trình ngữ văn lớp 9, ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phần II (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“… Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão”.
1. Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu nhưng vì sao tác giả lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu”. Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có một tác phẩm khác cũng có cách đặt nhan đề như vậy, đó là tác phẩm nào? Của ai?
2. Với người nông dân, gian nhà là cả một cơ nghiệp, thế mà nhà văn đã để cho nhân vật ông Hai “cứ múa tay lên mà khoe” tin nhà bị đốt với mọi người, còn trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu lại viết về những người lính “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, hãy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân trong thời kì đầu chống Pháp qua các chi tiết trên?
3. Tình yêu quê hương là một đề tài quen thuộc trong văn học. Hãy chỉ ra nét riêng đặc sắc của truyện ngắn Làng khi khai thác đề tài này?

Hướng dẫn chấm đề thi thử vòng 1
Phần I (6điêm)
1. (1điểm) – Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Duy: 0,25đ
- Bài thơ Ánh trăng( 0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miêền Nam, viết tại thành phố Hồ Chí Minh (0,5đ).
2. (1,5đ) – Chép đúng khổ thơ (0,5đ), sai mỗi lỗi – 0,25đ
- Sự trở lại các hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” gợi bao tình cảm, suy ngẫm, trải nghiệm trong tâm hồn người lính xưa. Nó gợi nhớ về một thời quá khứ gian lao mà tình nghĩa, từ thuở ấu thơ đến những năm tháng đánh giặc, gắn bó cùng đồng đội, nhân dân, cùng thiên nhiên, đất nước bình dị, lao đôịng và chiến đấu để dựng xây cuộc sống và bảo vệ Tổ quốc. đó cũng là những ân nghĩa con người đã nhận trong những năm tháng gian lao đã qua vẫn mãi sáng trong, đẹp đẽ, trường tồn. (1đ)
3. (3đ)
* Về hình thức: (1đ): + Đúng kiểu đoạn văn
+ Đúng số câu
+ Có câu bị động và phép nối
+ Diễn đạt lưu loát
* Về nội dung (2đ):
- Khổ 5: Diễn tả sự xúc động mãnh liệt của nhà thơ:
+ Sự đối diện lặng lẽ, không lời làm nhà thơ rưng rưng xúc động vì quá khứ vất vả, gian lao bấy lâu tưởng đã lãng quên bỗng ùa về (phân tích được từ “mặt” đa nghĩa, từ láy, biện pháp điệp ngữ, liệt kê) (1đ)
- Khổ 6 là những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ : trăng bất biến và vĩnh hằng biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ dù con người thay đổi. Sự im lặng của trăng làm nhà thơ giật mình thức tỉnh – cái giật mình của lương tâm đáng trân trọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Gia Trí
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)