Thi kì 1 lí 9

Chia sẻ bởi Trần Anh Tuấn | Ngày 14/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: thi kì 1 lí 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên:…………………………….
Lớp:…….
ĐỂ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN: Vật lí 9
Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề

A. Trắc nghiệm:
I. Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1= 20(, R2= 30( mắc nối tiếp là:
A. 12 ( B. 50 ( C. 10 ( D. 600 (
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2 điện trở R1= 3 (, R2= 6 ( mắc song song là:
A. 2 ( B. 9 ( C. 18 ( D. 3 (
3. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất điện:
A. P = U.I B. P= U/ I C. P= U2/ R D. P= I2.R
4. Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm B. Xung quanh dòng điện
C. Xung quanh Trái Đất D. Xung quanh điện tích đứng yên
5. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa vào:
A. tác từ của dòng điện
B. tác dụng của nam châm lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua
C. tác dụng chuyển hoá điện năng thành cơ năng
D. tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường
6. Khi hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn thay đổi như thế nào ?
A.Không thay đổi . B.Tăng 3 lần
C.Giảm 3 lần . D.Tăng 6 lần
7:Trong các công thức sau đây, với U là hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, I là cường độ dòng đện qua dây dẫn, R là điện trở của dây dẫn,c ông thức nào sau đây SAI?
A. I =  B. I = U.R . C. R.=. D.U = I.R
8. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp,công thức nào sau đây là SAI?
A. U = U1 + U2 . B. I = I1 + I2 . C.R = R1 = R2 . D. R = R1 + R2
9. Trong các công thức sau đây, công thức nào không phù hợp với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?
A. I = I1 + I2 . B. U = U1 = U2. C. R = R1 + R2. D. = .
10. Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sử dụng điện năng nhiều nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là phù hợp nhất ? chọn phương án trả lời PHÙ HỢP NHẤT ?
A.Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện .
B.Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc... trong thời gian tối thiểu cần thiết .
C.Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết .
D.Các phương án A,B,C nếu thực hiện được đều tiết kiệm được điện năng .
II. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở các câu dưới đây cho đủ nghĩa:
Câu 11: Xung quanh nam châm và xung quanh dây dẫn có dòng điện có..............
Câu 12: Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua là những ...................
Câu 13: Muốn cho nam châm điện hoạt động thì cần phải cho .....................chạy qua cuộn dây của nam châm .
Câu 14: Động cơ điện một chiều là thiết bị biến điện năng của dòng điện một chiều thành .....................
B. Tự luận

Câu 1: Hãy trả lời các câu sau đây :
a) Phát biểu quy tắc bàn tay trái.
b) Cho một ống dây AB và một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt gần nhau như hình vẽ: Hãy tìm chiều dòng điện chạy qua các vòng dây, tên các cực từ của ống dây và biểu diễn lực điện từ tác dụng tại điểm C (dấu (+) nếu hướng vào trong, dấu (.) nếu hường ra ngoài)
Câu 2: Đặt một hiệu điện thế không đổi UAB vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ. Biết R1 = 20Ω,
R2 = 60Ω, khi khoá k mở thì cường độ dòng điện qua R1 là 0,3A. Hãy tính:
a. Tính điện trở tương đương và hiệu điện thế UAB
b. Công suất tiêu thụ của toàn mạch và nhiệt lượng toả ra trên R2 trong thời gian 20 phút.
c. Đóng khoá k, công suất tiêu thụ trên R1 lúc này bằng  công suất tiêu thụ của toàn mạch. Tìm giá trị R3.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Tuấn
Dung lượng: 93,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)