Thi KHKT Trường THCS Thị Trấn - Vũ Thư - Thái Bình

Chia sẻ bởi Mai Thị Tuyết | Ngày 27/04/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Thi KHKT Trường THCS Thị Trấn - Vũ Thư - Thái Bình thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Nhóm lĩnh vực dự án: Khoa học xã hội và hành vi
Người hướng dẫn - GV: Mai Thị Tuyết
Học sinh: Người thực hiện
1) Đỗ Huệ Chi
2) Nguyễn Thị Nhiên
Học sinh lớp 9A3 trường THCS Thị Trấn Vũ Thư
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VŨ THƯ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ TRẤN
MỤC LỤC     
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
7. Nội dung nghiên cứu:
8. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Vai trò của nước, khái niệm về ô nhiễm nguồn nước
II. Nguồn gốc
1. Ô nhiễm tự nhiên.
2. Ô nhiễm nhân tạo
III. Các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước
1. Các ion vô cơ hòa tan
2. Các chất hữu cơ
IV. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
   
IV. Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
1. Do kim loại nặng
2. Do các hợp chất hữu cơ
3. Vi khuẩn trong nước thải Chương 2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC, GIẢI PHÁP
I. Thực trạng
1. Khảo sát thực trạng
2. Nguyên nhân của thực trạng
II. Giải pháp 
Chương 3: KẾT QUẢ
C. Kết luận và kiến nghị
A.Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người,. khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe.
Nhưng thực tế hiện nay môi trường nước đang bị ô nhiễm do mưa bão, lũ lụt đã đưa vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng
Ngoài ra môi trường nước bị ô nhiễm còn do ý thức của con người: Vứt rác bừa bãi, thải các chất độc hại như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước….
Hàng ngày chúng ta đều sử dụng nước và nghe nhiều tới ô nhiễm nước hay nguồn nước bị ô nhiễm, vậy ô nhiễm nước là gì và tác hại của nó với đời sống sức khỏe chúng ta ra sao?
Chính vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài: “Tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm”.
 2. Mục đích nghiên cứu:
          Mục đích của đề tài là tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để từ đó có thể tuyên truyền cho các bạn HS có ý thức sử dụng nguồn nước sạch, giữ vệ sinh nơi công cộng để chống ô nhiễm nguồn nước……
3. Đối tượng nghiên cứu
          Đối tượng nghiên cứu là nguồn nước ở một số sông, ngòi, ao hồ ở tỉnh Thái Bình
4. Giả thuyết khoa học
         Thực trạng nguồn nước ở các sông ngòi đang bị ô nhiễm vì chúng có màu đen và có mùi hôi thối
5. Phạm vi nghiên cứu
          Đề tài nghiên cứu với nguồn nước ở một số sông ngòi, ao hồ ở tỉnh Thái Bình
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về vai trò của nước đối với đời sống
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
Tuyên truyền cho các bạn HS về tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để có ý thức chống ô nhiễm nguồn nước
7. Nội dung nghiên cứu:
 - Tìm hiểu về vai trò của nước đối với đời sống
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Đưa ra các giải pháp chống ô nhiễm nguồn nước
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát thực tế         
B. NỘI DUNG
I . VAI TRÒ CỦA NƯỚC
I . VAI TRÒ CỦA NƯỚC
Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề về nước đang là 1 điều đáng quan tâm hiện nay. Vậy nước là gì ?
Cũng giống như không khí, nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống. Con người, cây cối, động vật đều cần nước để tồn tại. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người, nó chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên con người không thể sống mà không có nước. Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến các vấn đề về sức khỏe.
Nước là 1 hợp chất bao gồm hidro và oxi, nước tinh khiết không màu, không mùi, không vị, chúng tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí.
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các ao, sông, hồ, biển, tồn tại ở thể hơi trong không khí.
Hàng ngày chúng ta đều sử dụng nước và nghe nhiều tới ô nhiễm nước hay nguồn nước bị ô nhiễm, vậy ô nhiễm nước là gì và tác hại của nó với đời sống sức khỏe chúng ta ra sao?
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước. Nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác vượt quá tiêu chuẩn cho phép, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.
Ô NHIỄM NƯỚC LÀ GÌ?
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
II. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM NƯỚC
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Mưa bão
Băng tan
Ô NHIỄM TỰ NHIÊN
Núi lửa
Lũ lụt
1. Ô nhiễm tự nhiên
+ Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
+ Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
+ Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
II. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM NƯỚC
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Do ý thức của con người: Vứt rác bừa bãi, thải các chất độc hại như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước….
II. CÁC NGUỒN Ô NHIỄM NƯỚC
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Ô NHIỄM NHÂN TẠO
Vứt rác xuống sông
Đốt rác bừa bãi
Nước thải do chăn nuôi
Phun thuốc trừ sâu
Ô NHIỄM NHÂN TẠO
Khí thải của phương tiện giao thông
Khí thải của khu công nghiệp
Nước thải của khu công nghiệp
Sự cố tràn dầu trên biển
2. Ô nhiễm nhân tạo
+ Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải càng cao.
+ Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,...
+ Ngoài các nguồn gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
III. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
1. Các ion vô cơ hòa tan
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl- , SO42-, PO43- , Na+ , K+ . Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, As, Cr, ...
a) Sulfat (SO42-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
b) Clorua (Cl- )
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,... Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống và sinh hoạt.
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
III. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
c) Các kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác. Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông nhiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Ở các vùng có mỏ thủy ngân, nồng độ thủy ngân trong nước khá cao. Nhiều loại nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I), Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại nặng rất độc đối với con người. Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO33-), asenat (AsO43-) hoặc asen hữu cơ (các hợp chất loại methyl asen có trong môi trường do các phản ứng chuyển hóa sinh học asen vô cơ). Asen và các hợp chất của nó là các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
2. Các chất hữu cơ
a) Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học. Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá. Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường.
b) Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ thường có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ thuộc vào loại dầu mỡ.
c) Các vi sinh vật gây bệnh
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước, chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng. Các sinh vật này là vi khuẩn, virút, động vật đơn bào, giun sán ….
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Hậu quả của nguồn nước bị ô nhiễm
?
Hậu quả của nguồn nước bị ô nhiễm
IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM NƯỚC
a) Do kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến.
b) Do các hợp chất hữu cơ
Các chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
c) Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật như bệnh tả, thương hàn và bại liệt…..
TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
GIẢI PHÁP
CHỐNG Ô NHIỄM
NGUỒN NƯỚC
XỬ LÍ NGUỒN NƯỚC
BỊ Ô NHIỄM
V. GI?I PH�P
1. Gi? s?ch ngu?n nu?c: Khụng v?t rỏc b?a bói, khụng phúng u? b?y, khụng th?i tr?c ti?p v�o ngu?n nu?c s?ch, khụng dựng phõn tuoi l�m phõn bún; s? d?ng thu?c tr? sõu dỳng hu?ng d?n. C?n h?n ch? t?i da vi?c s? d?ng cỏc húa ch?t gõy ụ nhi?m mụi tru?ng, d?c bi?t l� mụi tru?ng nu?c .

2. Ti?t ki?m nu?c s?ch: Gi?m lóng phớ khi s? d?ng nu?c v�o cỏc sinh ho?t nhu nu?c d?i v�o nh� v? sinh, t?t vũi nu?c khi dỏnh rang; ki?m tra, b?o trỡ c?i t?o l?i du?ng ?ng, b? ch?a nu?c d? ch?ng th?t thoỏt nu?c; dựng l?in ngu?n nu?c b? boi, nu?c mua v�o nh?ng vi?c thớch h?p nhu c? r?a sõn, tu?i cõy.

3. X? lý phõn ngu?i, phõn gia sỳc, d?ng v?t: V?n d?ng v� ?ng d?ng t?t cỏc gi?i phỏp d? xõy d?ng cỏc lo?i c?u tiờu h?p v? sinh (t? ho?i, bỏn t? ho? ,hai ngan, th?m d?i nu?c).
�C?n cú k? ho?ch thu gom v?i� h? ? h?p v? sinh,chu?ng tr?i cỏch xa ngu?n nu?c theo qui d?nh v? sinh, cú n?n khụng th?m nu?c.

4. X? lý rỏc sinh ho?t v� ch?t th?i khỏc: C?n cú phuong ti?n ch?a rỏc cú n?p d?y kớn, d? s?c ch?a nh?t l� rỏc h?u co ? gia dỡnh, khu t?p th? cung nhu noi cụng c?ng, d?ng th?i cú bi?n phỏp x? lý h?p v? sinh khụng gõy ụ nhi?m ngu?n nu?c.

5. X? lý nu?c th?i: C?n cú h? th?ng x? lý nu?c th?i do sinh ho?t (c?ng ng?m kớn) r?i d? ra h? th?ng c?ng chung, d?ng ru?ng ho?c sụng r?ch sau khi dó du?c x? lý chung ho?c riờng. Nu?c th?i cụng nghi?p, y t?� ph?i x? lý theo qui d?nh mụi tru?ng tru?c khi th?i ra c?ng d?ng.
Các biện pháp hạn chế
XỬ LÍ NGUỒN NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
Xây dựng các nhà máy nước sạch
Những vấn đề cùng suy ngẫm
Ý thức nơi công cộng ?
Tắt khi không sử dụng !
“Bao bì nilon - chuyện nhỏ mà không nhỏ”
Ít ai biết rằng, vất bỏ 1 túi nilon chỉ mất chưa tới 1 giây nhưng để nó phân hủy một cách tự nhiên phải cần tới 500 đến 1.000 năm.
Hành động của học sinh trường THCS Thị Trấn
Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống Học sinh THCS Thị Trấn đã:
Hằng năm hưởng ứng ngày tết trồng cây xanh vào mùng 4 tháng giêng.
Mỗi tuần tham gia hai buổi sạch trường đẹp lớp.
Vệ sinh quang cảnh, lớp học hàng ngày, không vứt rác bừa bãi

- Không sử dụng túi ni lông. Sử dụng các loại túi bảo vệ môi trường

- Sử dụng các nguồn năng lượng hợp lý: Tắt điện khi không cần thiết; tiết kiệm nguồn nước, hưởng ứng giờ trái đất…

- Tham gia các phương tiện giao thông công cộng

Là những tuyên truyền viên tích cực về môi trường và cách bảo vệ môi trường.

Tích cực học tập tốt, để sau này là những nhà khoa học trẻ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tạo nên một môi trường xanh, sạch, đẹp…
Chung tay bảo vệ môi trường
vì chính tương lai của bạn
Mỗi người chúng ta cần góp phần bảo vệ môi trường Hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)