Thi HSG Văn 9 (đề 8)
Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Thi HSG Văn 9 (đề 8) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Phổ Châu Đề thi tuyển HSG vòng 2
Năm học 2011/2012
Môn Ngữ văn.
Thời gian 120 phút
Câu 1: Trình bày khái niệm các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Mỗi biện pháp cho một ví dụ. (4 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của em về bức tranh nội tâm của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm của lời văn. (0,5đ)
Ví dụ: Quê hương là chùm khế ngọt (Quê hương – Đỗ Trung Quân) (0,5đ)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. (0,5đ)
Ví dụ: Những ngọn gió lang thang suốt ngày. (0,5đ)
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn, lời thơ. (0,5đ)
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (0,5đ)
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn. (0,5đ)
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (0,5đ)
Câu 2: (6đ)
Mở bài: Giới thiệu vị trí và đại ý của đoạn trích. (0,5đ)
Phần chính:
+ Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu bàng hoàng. (0,5đ)
+ Cảnh vật thiên nhiên hết sức chân thực: cửa biển, cánh buồm, nội cỏ, chân mây, và với một số đường nét, màu sắc, âm thanh sinh động như ngọn nước mới sa, một màu xanh xanh, ầm ầm tiếng sóng…(0,5đ)
+ Tám câu thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người.
Một cánh buồm thấp thoáng trong buổi chiều tà gợi lên nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.
Một cánh hoa trôi man mác giữa dòng nước mênh mông là nỗi buồn về phận hoa trôi bèo dạt lênh đênh vô định của Kiều.
Nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất một màu xanh tít tắp là nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ.
Thiên nhiên dữ dội “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” là tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước những tai họa rình rập sẵn sàng ập xuống cuộc đời, báo trước dông bão của số phận sẽ đến xô đẩy và vùi dập cuộc đời Kiều. (2,5đ)
+ Cụm từ “buồn trông” mở đầu bốn cặp lục bát đã tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của tâm trạng. (0,5đ)
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc của Nguyễn Du: cả đoạn thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người. (0,5đ)
Phần kết: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc. (1đ)
Năm học 2011/2012
Môn Ngữ văn.
Thời gian 120 phút
Câu 1: Trình bày khái niệm các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Mỗi biện pháp cho một ví dụ. (4 điểm)
Câu 2: Cảm nhận của em về bức tranh nội tâm của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình gợi cảm của lời văn. (0,5đ)
Ví dụ: Quê hương là chùm khế ngọt (Quê hương – Đỗ Trung Quân) (0,5đ)
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người. (0,5đ)
Ví dụ: Những ngọn gió lang thang suốt ngày. (0,5đ)
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn, lời thơ. (0,5đ)
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng / Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (0,5đ)
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn. (0,5đ)
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân ly / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (0,5đ)
Câu 2: (6đ)
Mở bài: Giới thiệu vị trí và đại ý của đoạn trích. (0,5đ)
Phần chính:
+ Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng của Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác mông lung đến lo âu bàng hoàng. (0,5đ)
+ Cảnh vật thiên nhiên hết sức chân thực: cửa biển, cánh buồm, nội cỏ, chân mây, và với một số đường nét, màu sắc, âm thanh sinh động như ngọn nước mới sa, một màu xanh xanh, ầm ầm tiếng sóng…(0,5đ)
+ Tám câu thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người.
Một cánh buồm thấp thoáng trong buổi chiều tà gợi lên nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách.
Một cánh hoa trôi man mác giữa dòng nước mênh mông là nỗi buồn về phận hoa trôi bèo dạt lênh đênh vô định của Kiều.
Nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất một màu xanh tít tắp là nỗi bi thương vô vọng, kéo dài không biết đến bao giờ.
Thiên nhiên dữ dội “gió cuốn mặt duềnh”, “ầm ầm tiếng sóng” là tâm trạng hãi hùng, lo sợ trước những tai họa rình rập sẵn sàng ập xuống cuộc đời, báo trước dông bão của số phận sẽ đến xô đẩy và vùi dập cuộc đời Kiều. (2,5đ)
+ Cụm từ “buồn trông” mở đầu bốn cặp lục bát đã tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của tâm trạng. (0,5đ)
+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc của Nguyễn Du: cả đoạn thơ kết thành một bức tranh thiên nhiên toàn cảnh, nhưng mỗi hình ảnh thiên nhiên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng, và cả về số phận con người. (0,5đ)
Phần kết: Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật độc đáo của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình xuất sắc. (1đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: 28,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)