Thi HSG Li 9

Chia sẻ bởi Phạm Văn Tuấn | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Thi HSG Li 9 thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:


BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC
MÔN: VẬT LÝ 7. (Thời gian làm bài: 45 phút)


Họ, tên thí sinh:..................................................................................
Lớp ......................... trường THCS ...................................................
Đề số 1


Phần I: (3 điểm. Thời gian làm bài 15 phút)
Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào phiếu trả lời phần I.

Câu 1: Khi cho dòng điện chạy qua một cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:
A. Các mảnh vụn nhôm B. Các mảnh giấy vụn
C. Các mảnh vụn sắt D. Các mảnh vụn đồng
Câu 2: Dùng mảnh lụa khô cọ xát với vật nào dưới đây thì sẽ làm cho vật đó nhiễm điện?
A. Võ bút bi nhựa B. Lưới kéo cắt giấy
C. Thanh thước bằng gỗ D. Thanh thước bằng thép
Câu 3: Tác dụng nhiệt trong dụng cụ dùng điện nào dưới đây là có lợi khi dụng cụ đó đang hoạt động?
A. Quạt điện B. Máy bơm nước C. Ti vi D. Nồi cơm điện
Câu 4: Dòng điện qua một đoạn mạch có cường độ bằng 2,5A. Trong các ampe kế có giới hạn đo dưới đây, nên sử dụng ampe kế nào để đo cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó?
A. 2,5A B. 1,5A C. 3000mA D. 1500mA
Câu 5: Dòng điện là gì?
A. Dòng các nguyên tử chuyển dịch có hướng B. Dòng các điện tích chuyển dịch có hướng
C. Dòng các nguyên tử D. Dòng các điện tích
Câu 6: Khi hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) ở gần nhau thì hai vật đó:
A. Vừa hút nhau, vừa đẩy nhau B. Hút nhau
C. Đẩy nhau D. Tất cả đều sai
Câu 7: Trong các vật dưới đây, vật nào là vật cách điện?
A. Một đoạn dây thép B. Một đoạn ruột bút chì
C. Một đoạn dây nhôm D. Một đoạn thước nhựa
Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
Câu 9: Để đo hiệu điện thế giữa hai điểm người ta dùng một dụng cụ đo gọi là:
A. Ampe kế B. Vôn kế C. Nhiệt kế D. Lực kế
Câu 10: Kí hiệu của đơn vị của cường độ dòng điện là:
A. I B. V C. N D. A

* Phiếu bài làm phần I:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Phương án đúng















Phần II: (7 điểm. Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 11: Kể tên các tác dụng cơ bản của dòng điện và với mỗi tác dụng, hãy cho một ví dụ về ứng dụng của nó.
Câu 12: Điền số thích hợp vào vị trí dấu ....
a. 10500mA = ................... A b. 0,38A = ...................... mA
c. 1,56KV = ....................... V d. 300 mV = .................... V
Câu 13:
a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn điện, 2 bóng đèn, ba ampe kế, một khóa (công tắc) K và thõa mãn các yêu cầu sau:
+ Hai bóng đèn mắc song song.
+ Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn 1; ampe kế A2 đo cường độ dòng điện qua đèn 2; am pe kế A đo cường độ dòng điện toàn mạch.
+ Khi khóa K mở thì một trong hai đèn sáng bình thường.
b. Khi khóa K đóng thì ampe kế A chỉ 0,32A; ampe kế A2 chỉ 0,17A. Tính số chỉ của ampe kế A1.
Bài làm phần II:























-----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC . MÔN: Vật lý 7.
–––––––––––––––––––


Phần I: (3 điểm)
Mỗi phương án đúng, chấm 0,3 điểm.
Đáp án:
* Đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Tuấn
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)