Thi học kỳ 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Tuyên | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: thi học kỳ 2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TIÊN LÃNG
TRƯỜNG THCS ĐOÀN LẬP
KÌ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 5
Năm học 2013 - 2014


MÔN THI: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Chú ý:
- Đề thi gồm 02 trang
- Học sinh làm bài vào tờ giấy thi
I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau và trả lơi các câu hỏi từ 1 đến 5; Trả lời bằng cách ghi lại chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
”Nhờ ơn trời biển lặng, cá đầy nghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình lồng thở vị xa xăm,
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
(Trích trong Ngữ văn 8 – tập II)
Câu 1: Đoạn thơ trên dược trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Ông đồ – Vũ Đình Liên; B. Quê hương – Tế Hanh.
C. Khi con tu hú – Tố Hữu; D. Nhớ rừng – Thế Lữ.
Câu 2. Khổ thơ trên đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ nào?
A. Ẩn dụ, nhân hóa; B. So sánh, điệp ngữ.
C. Hoán dụ, so sánh; D. Điệp ngữ, hoán dụ
Câu 3: Hai câu thơ: Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Thực hiện hành động nói nào?
A. Trình bày; B. Điều khiển; C. Hỏi; D. Bộc lộ cảm xúc.
Câu 4: Trật tự từ trong câu: “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,” nhằm mục đích gì
A. Liên kết với câu sau đó.
B. Đảm bảo hài hòa về mặt ngữ âm
C. Thể hiện thứ tự trước sau của hành động.
D. Nhằm nhấn mạnh sự đông vui, nhộn nhịp, tấp nập của người dân làng chài ra bến đón con thuyền ra khới trở về.
Câu 5: Giữa hai bài thơ “Nhớ rừng” và“Quê hương” có những sự giống nhau nào?
A. Thể thơ 8 chữ, vần gieo chủ yếu là vần chân, vần lưng; thơ mới lãng mạn giai đoạn 1930-1945.
B. Thể hiện khao khát tự do cháy bỏng.
C. Đều thể hiện tâm trạng cô đơn buồn nhớ của nhân vật trữ tình.
D. Thể hiện nỗi niềm hoài cổ
Câu6: Nối cột bên trái với cột bên phải cho thích hợp (0,5đ)
Kiểu câu
Dấu hiệu nhận biết

1. Câu cảm thán.
a. Câu có các từ nghi vấn, dấu chấm hỏi ở cuối câu

2. Câu trần thuật.
b. Câu có những từ ngữ cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm than khiviết.

3. Câu nghi vấn.
c. Câu có những từ cầu khiến hoặc ngữ điệu cầu khiến và dấu chem. than
(hoặc dấu chấm than) ở cuối câu khi viết.

4. Câu cầu khiến.
d. Câu không có những dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác, kết thúc bằng dấu chấm hoặc dấu chấm than.

5. Câu phủ định.
e. Câu có những từ ngữ phủ định như không, chưa, chẳng …

Câu 7 : (0,5 điểm) Cho các từ: Đi đường, tứ tuyệt, hàm súc, chân lý, sâu sắc, vẻ vang, gian nao,
hãy điền vào chỗ trống thích hợp cho đoạn văn sau:
.....................(1) là một bài thơ............(2) giản dị mà............(3), mang ý nghĩa............(4);
từ việc đi đường núi đã gợi ra.........................(5)đường đời: vượt qua.........................(6)
chồng chất sẽ tới thắng lợi......................(7)
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.”
("Quê hương" - Tế Hanh).
Câu2: (6,0 điểm) Giải thích câu nói của M. Gorki“ Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có sách mới là con đường sống”

Hết






* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Tuyên
Dung lượng: 136,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)