Thi HKII 9

Chia sẻ bởi Tiêu Trọng Tú | Ngày 16/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Thi HKII 9 thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THCS ………………. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII (2010-2011)
MÔN : ĐỊA LÍ 9
THỜI GIAN : 45 PHÚT



Câu 1 : (3đ)Trình bày cơ cấu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ?
Câu 2 : (3đ) Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL ?
Câu 3 : (1đ) Kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta ?
Câu 4 : (3đ) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo ở nước ta .

……………….. Hết ………………….

































HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII
MÔN ĐỊA LÝ 9 ( HKII)
Câu 1 : (3đ)Trình bày cơ cấu sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ?
Cơ cấu sản xuát công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như : khai thác dầu khí, hóa dầu,cơ khí,điện tử, công nghệ cao,chế biến lương thực,thực phẩm xuất khẩu,hàng tiêu dùng. ( 1đ)
Công nghiệp tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh,Biên Hòa, Vũng Tàu . ( 1đ)
Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước, đặc biệt là cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, thuốc lá,và cây ăn quả. ( 1đ)
Câu 2 : (3đ) Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp của vùng ĐBSCL ?
ĐBSCL là vùng trọng điểm lúa quan trọng nhất cả nước.
Lúa được trồng nhiều ở :An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang,Long An,Đồng Tháp, Sóc Trăng,…(1đ)
Bình quân lương thực đạt 1066,3Kg/người,gấp 2,3 lần TB của cả nước.
ĐBSCL Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh ở : Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng,Vĩnh Long, Trà Vinh. (1đ)
Nghề trồng rừng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển.
Tổng sản lượng thủy sản chiếm 50% sản lượng cả nước. (1đ)
Câu 3 : (1đ) Kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta ?
Khai thác,nuôi trồng và chế biến hải sản.(0,25đ)
Du lịch biển –đảo. (0,25đ)
Khai thác và chế biến khoáng sản biển. (0,25đ)
Giao thông vận tải biển. (0,25đ)
Câu 4 : (3đ) Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển-đảo ở nước ta .
Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. (1đ)
Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
Bảo vệ các trạng san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. (1đ)
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học. (1đ)


----------------------- Hết ----------------------

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tiêu Trọng Tú
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)