THI HKI NV8

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: THI HKI NV8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD và ĐT Thanh Oai. Đề thi khảo sát lớp 8 năm học 2009-2010
Môn Ngữ văn
Thời gian làm bài 90 phút.
(không kể thời gian giao đề )

Phần I: Trắc nghiệm (8 câu, mỗi câu 0,5 đ)
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại đáp án đúng:
" Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kỳ lịch sử." ( Ngữ văn 7)
1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản:
A. Tiếng Việt giàu và đẹp
B. Sự giàu đẹp của tiếng Việt
C. Y nghĩa văn chương.
2. Đoạn văn trên là của tác giả:
A. Phạm Văn Đồng B. Đặng Thai Mai C. Hoài Thanh
3. Nội dung chính của đoạn văn là:
A. Nêu đặc sắc của tiếng Việt: đẹp và hay
B. Nêu đặc sắc của tiếng Việt: đẹp và giàu
C. Nêu đặc sắc của tiếng Việt: giàu và hay
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận
5. Câu "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay." xét về mặt cấu tạo ngữ pháp là:
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu phức
6. Câu nêu nội dung chính của đoạn văn trên là:
A. Câu thứ nhất B. Câu thứ hai C. Câu thứ ba.
7. Đây là đoạn văn được trình bày theo lối lập luận:
A. Giải thích B. Chứng minh C. Cả A và B
8. Từ nào không phải là từ Hán Việt trong các từ sau:
A. Tiếng Việt B. Tư tưởng C. Âm hưởng.
Phần II: Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1: (3đ) Cho đoạn văn sau:
(1) Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (2) Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: " Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"... (3) Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào bộ tim và quả óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng".
( Ngữ văn 7, tập hai )
a. Đoạn văn trên được trích từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)