Thi HK 1

Chia sẻ bởi Lê Hữu Bình | Ngày 15/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: thi HK 1 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.
Môn : Vật lí 9


Điểm
Nhận xét của giáo viên


I.Trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một HĐT bằng 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì CĐDĐ qua nó là:
1A
1,5A
2A
3A
Câu 2: Phát biểu nào đúng: Đặt HĐT U giữa hai đầu dây dẫn khác nhau, đo CĐDĐ I chạy qua mỗi dây dẫn đó và tính tỉ số U/I, ta thấy giá trị U/I:
Càng lớn nếu HĐT hai đầu dẫn dẫn càng lớn.
Lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ.
Không xác định đối với mỗi dây dẫn.
Lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn.
Câu 3: Hai điện trở R1 = 2và R2 = 4được mắc song song giữa hai điểm A-B. Đặt vào hai đầu mạch một HĐT U=12V, khi đó CĐDĐ chạy qua mạch chính là:
9,0 A
6,0 A
2,0 A
3,0 A.
Câu 4: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch được mắc vào HĐT U, dòng điện chạy qua nó có cường độ là I và điện trở của nó là R:
P= U.I
P= U/I
P= U2/R
P = I2R
Câu 5: Hai bóng đèn có ghi (220V – 40W) và (220 – 100W), hãy chọn câu trả lời đúng:
Có thể mắc nối tiếp hai đèn vào cùng một hiệu điện thế 220V.
Nếu mắc song song thì bóng 40W sáng rực, bóng 100W sáng mờ hơn.
Khi mắc song song hai bóng có cùng hiệu điện thế nên bóng 100W sáng hơn.
Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua bóng 40W lớn hơn qua bóng 100W.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm khi đặt gần nhau:
Các cực cùng tên thì hút nhau, các cực khác tên thì đẩy nhau.
Các cực cùng tên thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau.
Chúng luôn hút nhau.
Chúng luôn đẩy nhau.
Câu 7: Ở đâu không có từ trường:
Xung quanh một nam châm.
Xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua.
Xung quanh điện tích đứng yên.
Mọi nơi trên trái đất.
Câu 8: Vì sao một vật bị nhiễm từ:
Vật bị nhiễm từ là do xung quanh Trái Đất luôn có từ trường.
Vật nhiễm từ là do có dòng điện chạy qua nó.
Vật nhiễm từ là do chúng bị nóng lên.

Vật nhiễm từ là do bị nam châm hút.
II.Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Phát biểu định luật Jun – Lenxơ. Viết hệ thức của định luật, đơn vị các đại lượng.
Câu 2: (4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ 3 điện trở R1=5; R2 = 10; R3 = 30; UAB = 45V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b. Tính cường độ dòng điện qua từng điện trở và qua toàn đoạn mạch.

Bài làm:

ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm:
Mỗi câu đúng được 0,5 đ
Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: A C âu 4: B Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: C Câu 8: D

II.Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Phát biểu đúng định luật (1 điểm)
Viết đúng hệ thức (0,5 điểm)
Giải thích đúng đơn vị (0,5 điểm)
Câu 2:
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
- Điện trở R12 :
R12 = R1 + R2 = 5 + 10 = 15() (0,75 điểm)
- Điện trở tương đương của đoạn mạch:
RAB =  (1 điểm)
b. Tính CĐDĐ qua từng điện trở và qua toàn đoạn mạch:
- Ta có U12 = U3 = UAB = 45V (0,5 điểm)
- CĐDĐ qua R3 :
I3 = 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hữu Bình
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)