Thị hiếu thẩm mỹ của các nhà thơ Trung Quốc qua thơ Đường
Chia sẻ bởi Lê Duy Tân |
Ngày 14/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Thị hiếu thẩm mỹ của các nhà thơ Trung Quốc qua thơ Đường thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TIỂU LUẬN VĂN HỌC
Thị hiếu thẩm mỹ
của các nhà thơ Trung Quốc, qua thơ Đường
VÕ PHÚC CHÂU
1.VÀI NÉT VỀ THỊ HIẾU THẨM MỸ:
Con người là hiện thân của cái đẹp, nhưng luôn ngạc nhiên về cái đẹp của chính mình và xung quanh mình. Cái đẹp luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ, thu hút sự chú ý của con người. Nó được cảm nhận bởi ý thức, ẩn sâu trong tiềm thức, vô thức. Mỗi khi bắt gặp một vẻ đẹp trẻ trung, nụ cười gợi cảm, chứng kiến một hành vi cao thượng, hay ngắm nhìn một sự sống mới tượng hình, một cảnh mùa xuân tràn đầy hương sắc,... con người thường nảy sinh trạng thái xúc động. Tri giác và xúc động trước các khách thể thẩm mỹ này, con người hình thành trong mình cảm xúc thẩm mỹ. Những cảm xúc thuộc về cá nhân ấy dần dần ổn định, hợp thành một thực thể bền vững và biến thành sở thích thẩm mỹ của người đó. Sở thích thẩm mỹ chính là biểu hiện của thị hiếu thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ là một thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ. Nó thể hiện sự bằng lòng và hứng thú của chủ thể khi tiếp nhận và đánh giá các đối tượng nhất định. Nó là vấn đề ý thức được cụ thể hóa bằng hành động, bằng vật phẩm. Nó in dấu vết trên hầu hết những gì con người tạo ra trong môi trường sống.
Thị hiếu thẩm mỹ là một hiện tượng xã hội – lịch sử, trong đó kết hợp những yếu tố có tính nhân loại, những yếu tố thuộc về tầng lớp, giai cấp, giới tính và những yếu tố cá nhân. Bất kỳ một sự ưa thích, một sự lựa chọn nào của cá nhân trong lĩnh vực thẩm mỹ đều mang dấu vết xã hội. Nếu cảm xúc thẩm mỹ thiên về khía cạnh trực giác, cảm quan và tình cảm thì trong thị hiếu thẩm mỹ đã có sự hòa hợp và cân bằng giữa cảm tính và lý tính, giữa trực giác tức thời và sự nghiền ngẫm lâu dài. Sự khác biệt về trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống và đời sống đạo đức,... khiến con người khác nhau về thị hiếu thẩm mỹ: cao quý hoặc thấp kém.
Như mọi hiện tượng xã hội khác, thị hiếu thẩm mỹ cũng mang tính qui luật. Có ba loại qui luật thường xuyên chi phối, tác động đến sự hình thành và phát triển của nó. Đó là quy luật xã hội học, qui luật tâm lý học và qui luật thẩm mỹ học. Qui luật xã hội học giải thích sự phát sinh, phát triển và tiêu vong của các loại thị hiếu, các loại “mốt”. Qui luật tâm lý thể hiện sự thích ứng giữa nhu cầu tình cảm của con người và đối tượng bên ngoài. Nó cũng như qui luật cung cầu trên thị trường. Còn qui luật thẩm mỹ là sự tổng hòa những qui luật xã hội học và tâm lý học. Nó đặc biệt chú ý qui luật của cái hài hòa; qui luật chi phối, tác động lẫn nhau giữa nội dung và hình thức. Các qui luật này là cơ sở để giải thích mọi hiện tượng thị hiếu thẩm mỹ.
Cần nói rõ, thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái biểu hiện năng lực và nhu cầu tinh thần của cá nhân. Nó hình thành trong một nền giáo dục, một môi trường giao tiếp và môi trường lao động cụ thể. Đặc biệt, nó được sự định hướng hữu hiệu bởi các nghệ sĩ sáng tạo. Qua tác phẩm nghệ thuật có giá trị, con người được nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, từng bước hình thành thị hiếu nghệ thuật. Chính thị hiếu này mới là biểu hiện tập trung nhất, là hạt nhân của thị hiếu thẩm mỹ.
Có thể nói, chính những nghệ sĩ, qua hoạt động sáng tạo và tác phẩm nghệ thuật đích thực của mình, đã góp phần quan trọng để nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng. Từ đó, để tìm hiểu thị hiếu thẩm mỹ của con người trong một thời đại cụ thể, người ta tìm hiểu trước hết thị hiếu thẩm mỹ của chính các văn nghệ sĩ. Bởi họ là những đại diện rõ nhất, tiêu biểu nhất.
Bài viết này soi rọi lý thuyết trên bằng cách chọn và đi vào khảo sát thị hiếu thẩm mỹ các nhà thơ. Cụ thể, đó là các nhà thơ Trung Quốc của một thời hoàng kim: thơ Đường.
2. VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ CÁC NHÀ THƠ ĐỜI ĐƯỜNG:
Từ xa xưa, nền văn học Trung Quốc đã là một dòng chảy lớn, cuồn cuộn, mãnh liệt, đổ ra bể văn hóa nhân loại. Đặc biệt, thơ ca đời Đường là một nhánh sông hùng vĩ. Khởi nguồn và tuôn trào ngót 300 năm (617 – 904), thơ Đường đem hơi mát, vị ngọt lành cho đời sống tinh thần người Trung Quốc nói riêng, người phương Đông nói chung
Thị hiếu thẩm mỹ
của các nhà thơ Trung Quốc, qua thơ Đường
VÕ PHÚC CHÂU
1.VÀI NÉT VỀ THỊ HIẾU THẨM MỸ:
Con người là hiện thân của cái đẹp, nhưng luôn ngạc nhiên về cái đẹp của chính mình và xung quanh mình. Cái đẹp luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ, thu hút sự chú ý của con người. Nó được cảm nhận bởi ý thức, ẩn sâu trong tiềm thức, vô thức. Mỗi khi bắt gặp một vẻ đẹp trẻ trung, nụ cười gợi cảm, chứng kiến một hành vi cao thượng, hay ngắm nhìn một sự sống mới tượng hình, một cảnh mùa xuân tràn đầy hương sắc,... con người thường nảy sinh trạng thái xúc động. Tri giác và xúc động trước các khách thể thẩm mỹ này, con người hình thành trong mình cảm xúc thẩm mỹ. Những cảm xúc thuộc về cá nhân ấy dần dần ổn định, hợp thành một thực thể bền vững và biến thành sở thích thẩm mỹ của người đó. Sở thích thẩm mỹ chính là biểu hiện của thị hiếu thẩm mỹ.
Thị hiếu thẩm mỹ là một thành tố cơ bản của ý thức thẩm mỹ. Nó thể hiện sự bằng lòng và hứng thú của chủ thể khi tiếp nhận và đánh giá các đối tượng nhất định. Nó là vấn đề ý thức được cụ thể hóa bằng hành động, bằng vật phẩm. Nó in dấu vết trên hầu hết những gì con người tạo ra trong môi trường sống.
Thị hiếu thẩm mỹ là một hiện tượng xã hội – lịch sử, trong đó kết hợp những yếu tố có tính nhân loại, những yếu tố thuộc về tầng lớp, giai cấp, giới tính và những yếu tố cá nhân. Bất kỳ một sự ưa thích, một sự lựa chọn nào của cá nhân trong lĩnh vực thẩm mỹ đều mang dấu vết xã hội. Nếu cảm xúc thẩm mỹ thiên về khía cạnh trực giác, cảm quan và tình cảm thì trong thị hiếu thẩm mỹ đã có sự hòa hợp và cân bằng giữa cảm tính và lý tính, giữa trực giác tức thời và sự nghiền ngẫm lâu dài. Sự khác biệt về trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống và đời sống đạo đức,... khiến con người khác nhau về thị hiếu thẩm mỹ: cao quý hoặc thấp kém.
Như mọi hiện tượng xã hội khác, thị hiếu thẩm mỹ cũng mang tính qui luật. Có ba loại qui luật thường xuyên chi phối, tác động đến sự hình thành và phát triển của nó. Đó là quy luật xã hội học, qui luật tâm lý học và qui luật thẩm mỹ học. Qui luật xã hội học giải thích sự phát sinh, phát triển và tiêu vong của các loại thị hiếu, các loại “mốt”. Qui luật tâm lý thể hiện sự thích ứng giữa nhu cầu tình cảm của con người và đối tượng bên ngoài. Nó cũng như qui luật cung cầu trên thị trường. Còn qui luật thẩm mỹ là sự tổng hòa những qui luật xã hội học và tâm lý học. Nó đặc biệt chú ý qui luật của cái hài hòa; qui luật chi phối, tác động lẫn nhau giữa nội dung và hình thức. Các qui luật này là cơ sở để giải thích mọi hiện tượng thị hiếu thẩm mỹ.
Cần nói rõ, thị hiếu thẩm mỹ là một hình thái biểu hiện năng lực và nhu cầu tinh thần của cá nhân. Nó hình thành trong một nền giáo dục, một môi trường giao tiếp và môi trường lao động cụ thể. Đặc biệt, nó được sự định hướng hữu hiệu bởi các nghệ sĩ sáng tạo. Qua tác phẩm nghệ thuật có giá trị, con người được nâng dần trình độ thưởng thức nghệ thuật, từng bước hình thành thị hiếu nghệ thuật. Chính thị hiếu này mới là biểu hiện tập trung nhất, là hạt nhân của thị hiếu thẩm mỹ.
Có thể nói, chính những nghệ sĩ, qua hoạt động sáng tạo và tác phẩm nghệ thuật đích thực của mình, đã góp phần quan trọng để nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của công chúng. Từ đó, để tìm hiểu thị hiếu thẩm mỹ của con người trong một thời đại cụ thể, người ta tìm hiểu trước hết thị hiếu thẩm mỹ của chính các văn nghệ sĩ. Bởi họ là những đại diện rõ nhất, tiêu biểu nhất.
Bài viết này soi rọi lý thuyết trên bằng cách chọn và đi vào khảo sát thị hiếu thẩm mỹ các nhà thơ. Cụ thể, đó là các nhà thơ Trung Quốc của một thời hoàng kim: thơ Đường.
2. VÀI NÉT VỀ THƠ ĐƯỜNG VÀ CÁC NHÀ THƠ ĐỜI ĐƯỜNG:
Từ xa xưa, nền văn học Trung Quốc đã là một dòng chảy lớn, cuồn cuộn, mãnh liệt, đổ ra bể văn hóa nhân loại. Đặc biệt, thơ ca đời Đường là một nhánh sông hùng vĩ. Khởi nguồn và tuôn trào ngót 300 năm (617 – 904), thơ Đường đem hơi mát, vị ngọt lành cho đời sống tinh thần người Trung Quốc nói riêng, người phương Đông nói chung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Duy Tân
Dung lượng: 123,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)