Thi giua ki 1 Van 8 (2014-2015)

Chia sẻ bởi Đào Thị Thu Hiền | Ngày 11/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Thi giua ki 1 Van 8 (2014-2015) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút



Câu 1 (1 điểm): Cho thông tin “An lau nhà’’. Hãy thêm tình thái từ để tạo một câu cầu khiến và môt câu nghi vấn.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của lối nói khoa trương (nói quá) trong câu văn sau:
“ Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
( Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
Câu 3 (2 điểm): Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.
Câu 4 (5 điểm): Thầy cô - Nguời sống mãi trong lòng em.


---------- HẾT----------




Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:...................

PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn 8
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1: (1 điểm) Thêm tình thái từ thích hợp trong câu “An lau nhà’’ để tạo câu cầu khiến và câu nghi vấn.(Mỗi câu đúng 0.5 điểm)
VD: - An lau nhà đi.
- An lau nhà chưa ?
Câu 2: (2 điểm)
- Chỉ ra được phép nói quá: thể hiện ở các cụm từ: mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. ( 1 điểm )
- Tác dụng: qua đó tác giả muốn khẳng định ước muốn mãnh liệt phá tan mọi cổ tục đã đày đoạ mẹ để bảo vệ mẹ của bé Hồng. ( 1 điểm )
Câu 3: (2 điểm)
*Yêu cầu kĩ năng: (0,75 điểm )
- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. ( 0,25 điểm)
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. ( 0,25 điểm)
- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. ( 0,25 điểm )
*Yêu cầu nội dung: ( 1,25 điểm )
- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. ( 0,25 )
- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 )
- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. ( 0,5 )
- Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. ( 0,25 )
Câu 4: (5 điểm)
a. Mở bài (0,5 điểm)
* Yêu cầu: Giới thiệu chung và tình cảm cũng như ấn tượng ban đầu về nhân vật.
* Cho điểm:
+ Điểm 0,25: Như yêu cầu.
+ Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
b. Thân bài: (4 điểm)
Kể theo diễn biến câu chuyện về thầy cô của mình.
* Yêu cầu
- HS kể chuyện theo ngôi thứ nhất “ tôi”, kể về người thầy cô của mình. Thầy cô có thể là người đang dạy hoặc đã dạy nhưng để lại dấu ấn sâu đậm khó quên trong lòng, không kể thầy cô đó ở gần hay xa … Đó là nhân vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Thu Hiền
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)