THI 10 TP HCM mon VAN DE -DA nam 2008-2009

Chia sẻ bởi Phạm Văn Quân | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: THI 10 TP HCM mon VAN DE -DA nam 2008-2009 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC: 2008 – 2009 TP HCM
Môn thi : NGỮ VĂN

Câu 1: (1 điểm) Chép nguyên văn bốn câu thơ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
Câu 2: (1 điểm)
Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 3: (3 điểm)
Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh.
Câu 4: (5 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu 1: Khổ cuối bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở :
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
1963
(Ngữ văn 9, tập một, trang 145)
Câu 2: a. Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người (Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam).
b. Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…) [Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam].
Câu 3:
- Con người là một động vật cao quí vì con người có trí tuệ và đạo đức. Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là đức hi sinh.
- Tấm gương hi sinh cụ thể và gần gũi nhất là sự hy sinh của mẹ dành cho con. Mọi người con bình thường đều cảm nhận được tấm lòng hi sinh của mẹ. Đó là hành trang vô giá cho chúng ta vào đời.
- Gương hi sinh còn được thể hiện trong những tình huống phong phú của cuộc sống.
+ Trong thời chiến :
- Bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời bắc thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, thời chống Mỹ để đất nước ta có được hòa bình và độc lập.
- Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình, đã đi mãi không về vì bảo vệ đất nước, quê hương.
+ Trong thời bình :
- Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại. Hình ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì thế hệ tương lai. Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp…
- Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh chị phải hi sinh nghỉ học để cho em mình được đi học…
- Có vô vàn tấm gương hi sinh mà chúng ta nghe thấy được, biết được qua sách báo…
- Có vô vàn con người đã thầm lặng hi sinh cho đồng loại, cho thiên nhiên và cho môi trường sống mà chúng ta không hề hay biết…
+ Đặc biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Quân
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)