Thế giới tâm linh trong truyện Kiều

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Châu | Ngày 02/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: thế giới tâm linh trong truyện Kiều thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

THẾ GIỚI TÂM LINH
TRONG TRUYỆN KIỀU
NGUYỄN DU
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Châu

NGUY?N DU
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m x 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Bên trái hình là Liễu Văn đường tàng bản
bên phải là Bảo Hoa các tàng bản
Bản Đoạn trường tân thanh in năm 1902
và Kim Vân Kiều tân tập khắc in năm 1906
Truy?n Ki?u
Hình bìa quyển Kim Vân Kiều xuất bản tại Pháp do họa sĩ người Nhật Sekiuchi vẽ.
Gặp gỡ và đính ước
Cảnh gia đình Kiều gặp nạn
Cảnh đòan viên
Chân dung
một số
nhân vật
NỘI DUNG CHÍNH
I. Truyện Kiều:
II. Thế giới tâm linh trong truyện Kiều:
1.Khái niệm
2.Những biểu hiện
3.Nhận xét
TRUYỆN KIỀU:
* Trong mắt người trí thức:
“ Truyện Kiều là tác phẩm kỳ diệu của nền văn học Việt Nam”
( Phạm Đan Quế )
* Trong lòng nhân dân:
Truyện Kiều ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người bình dân: tục bói Kiều,lẩy Kiều, vịnh Kiều....

II. THẾ GiỚI TÂM LINH TRONG TRUYỆN KIỀU:
1. Khái niệm:
a. Tâm linh: Tâm (lòng, tấm lòng)
Linh(thiêng, linh thiêng, thiêng liêng)
=> Tâm linh là thế giới của cái thiêng liêng, cao cả mà con người luôn hướng tới, luôn tin tưởng.Tâm linh có mặt trong đời sống tinh thần, đời sống xã hội và đời sống tôn giáo
* “ Không chỉ có Thượng đế, có Chuá,Trời, Thần,Phật mới thiêng liêng, mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật công lí cũng thiêng liêng không kém.”
“ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm.”
( Nguyễn Đăng Duy)
b. Phân loại:
- Tâm linh gắn với tôn giáo
- Tâm linh gắn với tín ngưỡng
- Tâm linh gắn với mê tín dị đoan.

c. Thế giới tâm linh của người Việt:
- Người sống và người chết có mối quan hệ: người sống cúng bái để nhớ ơn người đi trước, người chết luôn phù hộ độ trì cho việc làm ăn sinh sống của người sống.
- Thế giới âm dương có thể gặp nhau ( gọi hồn, lên đồng…)
=> Tìm điểm tựa vào nhau để vững bước trên đường đời
Trời, Phật, thánh thần, ma quỷ là lực lượng có quyền phép và có lòng nhân từ có thể hóa giải mọi kiếp nạn.Nhân dân tin tưởng gửi vào họ niềm tin qua việc thề nguyền, khấn nguyện, cầu xin…
=>Tạo thế câb bằng, quân bình trong cuộc sống, bớt phiền muộn, lo âu.
2.YẾU TỐ TÂM LINH TRONG TRUYỆN KIỀU:
a. Hồn ma: Daân gian quan nieäm cho raèng con ngöôøi coù hai phaàn hoàn vaø xaùc.Khi cheát hoàn phaùch rôøi khoûi xaùc, phaùch seõ ñi maát coøn hoàn bieán thaønh ma.Hoàn ngöôøi cheát goïi laø hoàn ma. Ma coù söùc maïnh sieâu nhieân nhö thaàn thaùnh:taùc oai,taùc phuùc hay tieân tri soá meänh, vaän haïn cho ngöôøi soáng.
-Truyeän Kieàu: hoàn ma Ñaïm Tieân
b.Moäng:Giaác moäng, hieän töôïng thaáy ngöôøi hay söï vieäc hieän ra nhö thaät trong giaác nguû.
-Moäng laø luùc linh hoàn lìa thaân xaùc ñi chu du beân ngoaøi.
-Naèm moäng coù theå laø hoaït ñoäng nghæ ngôi cuûa con ngöôøi veà ñeâm, coù söï can döï cuûa ma quæ, hoaëc do thaàn gôïi yù. Coù theå caên cöù vaøo hình aûnh, söï vieäc trong moäng maø bieát yù cuûa thaàn, döï ñoaùn ñieàu saép xaûy ra.
Trong Truyện Kiều, yếu tố mộng xuất hiện 32 lần, dưới dạng: chiêm bao, mộng, mơ, hồn, mê.gắn với thế giới khác: cõi tiên, cõi âm, cõi hồn, cõi mộng..
+ Sau khi đi tảo mộ về, Kiều nằm mộng thấy Đạm Tiên:
Chênh vênh bóng nguyệt xế mành,
Tựa nương bên triện một mình thiu thiu
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều,
Có chiều phong vận, có chiều thanh tân
Sương in mặt, tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa.
Rước mừng đón hỏi dò la
"Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây?"
Thưa rằng: " thanh khí xưa nay,
Mới cùng nhau lúc ban ngày đã quên".
+Lúc ở lầu xanh, Kiều lại mộng thấy Đạm Tiên bảo nàng chưa hết truân chuyên:
Rỉ rằng: " nhân quả dở dang,
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao
Số còn nặng nợ má đào,
Người dù muốn quyết, trời nào đã cho
Hãy xin hết kiếp liễu bồ,
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau".
+Lần thứ ba, Đạm Tiên lại báo mộng cho Kiều khi ở sông Tiền Đường mới được vớt lên:
Đoạn trường sổ rút tên,
Đoạn trường thơ, phải đem mà trả nhau.
Còn nhiều hưởng thụ về sau,
Duyên xưa đầy đặn, phúc sau dồi dào.
Ba lần Kiều nằm mộng thấy Đạm Tiên:
-Đạm Tiên là hồn người chết chưa siêu thoát-> cô hồn
-Hồn của Thuý Kiều: hiện tượng hồn lìa khỏi xác khi ngủ.
-Cuộc gặp gỡ của họ trong giấc mộng là sự gặp gỡ của những tri âm, tri kỉ.
- Hồn Đạm Tiên là sứ giả của thần số mệnh và cũng chính là hình bóng của "cái nghiệp" của cuộc đời Kiều theo quan niệm Phật giáo.

c.Khấn vái, thề nguyền:
-Là nghi thức cúng lễ thể hiện tinh thần nhân đạo, mong muốn giải thoát cho các oan hồn-> Người Việt muốn thể hiện thành tâm của mình (trước linh hồn oan khuất, bơ vơ, việc cầu cúng, khấn vái, lập đàn giải oan là nghĩa cử cao đạp của người trần thế-> Nhu cầu thông linh)
-Đối tượng khấn vái có thể là thần linh ở miếu, đền, vong hồn linh thiêng.

Chi tiết linh ứng:
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đỗ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Dè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.
-Đối tượng người bình dân khấn vái nhiều nhất là trời vì họ tin trời có quyền năng tối cao có thể nhận lời kêu xin.
-Trong Truyện Kiều, các nhân vật viện trời để minh chứng cho các lời thề, nguyền, nguyện nhiều (23 lần ) như:Trời làm chi cực bấy trời.Nàng rằng trời thẳm đất dày.Vầng trăng vằng vặc giữa trời.

Phật, tiên, ma quỷ cũng là những thế lực vô hình mà nhân vật hướng đến để cầu xin, để được nương tay trước những oan khiên, nghiệp chướng của cuộc đời:
Phật tiền thảm lấp sầu vùi
Kìa gương nhật nguyệt nọ đao quỷ thần..
d.Tướng số (bói toán ):-Người Việt tin tướng số nên thuật xem tướng và bói toán (ảnh hưởng Đạo giáo) phổ biến trong tín ngưỡng người Việt.
-Trong Truyện Kiều:
Nhớ từ năm hãy thơ ngây
Có người tướng sĩ đoán ngay một lời.
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.
Kiều tảo mộ, khấn vái trước mồ Đạm Tiên:
"Đã không kẻ đoái người hoài,
Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương.
Gọi là gặp gỡ giữa đường,
Hoạ là người dưới suối vàng biết cho"
Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,
Sụp ngồi vài gật trước mồ bước ra.
Khi Thúc Sinh muốn tìm tin tức Kiều
Gần miền nghe có một thầy,
Phi phú trừ quỷ, cao tay thông tuyền"
Đạo nhân phục trước tĩnh đàn,
Xuất thần giây phút chưa tàn nén hương.
*Tam Hợp đạo cô đoán trước số phận Kiều:
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn quyết trời nào đã cho.
Nhận xét:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)