Thcs thach binh
Chia sẻ bởi Yeu Mai Thay Co |
Ngày 11/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: thcs thach binh thuộc Tiếng Anh 8
Nội dung tài liệu:
NHỮNG NHÀ GIÁO ƯU TÚ CỦA NHỮNG HỌC SINH TRƯỜNG THCS THẠCH BÌNH
Có những người mẹ - những người cha – những người thầy luôn quan tâm chia sẻ những nỗi buồn , niềm vui với chúng tôi – những đứa học trò thơ ngây , dại khờ và tinh nghịch . Những người thầy ấy - những giáo viên của trường THCS Thạch Bình chẳng đứa học trò nào trong chúng tôi mà không biết chứ ?
Thạch Bình quê tôi vốn là một xã nằm trong thành phố . Dẫu vậy nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn tất bật lắm , chúng tôi đi học còn thiếu thốn đủ bề nào quần áo , nào sách vở , nào bút thước ... Cha mẹ thì suốt ngày bận bịu , chú tâm vảo công việc cơm áo , gạo tiền nên cũng không còn thời gian nhiều để quan tâm đến việc học tập của chúng tôi . Ấy vậy nên , những thầy cô của trường trung học cơ sở Thạch Bình vẫn còn vất vả lắm , vẫn còn phải quan tâm nhiều đến học sinh . Vì thế nên cô Thanh - hiệu trưởng nhà trường – một người thầy đầy mẫu mực không chỉ quan tâm đến chúng tôi và cô còn luôn an ủi , động viên những thầy cô cố gắng hết sức mình để giảng dạy chúng tôi một cách nhiệt huyết nhất , tận tình nhất . Dường như hiếm có thể tìm thấy một ngôi trường nào mà có một tập thê giáo viên như trường chúng tôi . Từ cô hiểu trưởng đến những cô giáo dạy bộ môn ai ai cũng quan tâm đến học sinh như chính những đứa con của mình vậy . Từ cái nết ăn mặc , từ cái khăn quàng đỏ , từ đôi dép đến trường rồi tính tình hay những thay đổi dù là nhỏ hay lớn dù là sa sút hay tiến bộ của học sinh các cô đều biết . Các bạn hãy thử hình dung xem có thầy cô nào mà lại đem bót , đem xà phòng rồi bấm móng tay cùng hành trang giảng dạy đến trường hàng ngày không ? Có đấy ! Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở trường tôi thì chuyện đó đã trở thành bình thường từ lâu rồi .Làm gì ư ? Tôi cũng đã từng tự hỏi như vậy khi lần đầu tiên vào giờ sinh hoạt lớp cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đưa những thứ ấy vào lớp nhưng rồi tôi cũng hiểu ra vì quá thương học sinh – quá yêu những đứa trò nghèo của mình nên cô đã đưa những thứ ấy đến để chúng tôi có thể đánh những đôi dép đến trường của mình được sạch hơn . Để chúng tôi có thể cắt đi những cái móng tay quá dài và quá bẩn vì nhổ lạc , bới khoai . Giờ chào cờ của trường tôi cũng trang nghiêm và lịch sự như bao ngôi trường khác nhưng nó khác ở chỗ là cô giáo trực tuần hay cô hiệu trưởng không chỉ đánh giá , nhận xét rồi trao cờ cho lớp suất sắc hay phê bình những em học sinh yếu , kém mà thầy cô còn hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng tôi những điều mà tưởng chừng như quá đỗi bình thường như tắm sao cho sạch , rửa sao cho tiết kiệm nước hay viết sao để tiết kiệm giấy , làm sao để chiếc áo đến trường luôn luôn sạch sẽ … Không chỉ dừng lại ở đó , không những chỉ quan tâm đến học tập đến cá nhân mỗi em mà các thầy cô còn tạo cho chúng tôi thói quen lao động và nhiệt tình hăng hái với những công việc được giao . ‘‘Xúc đất , cắt cỏ , bón phân , trồng hoa , làm đường ’’ đối với những học sinh thành phố thì quả là xa lạ nhưng đối với chúng tôi những công việc đó đã trở nên không chỉ thuần thục và còn là một niềm vui sau những giờ học căng thẳng . Làm được điều đó cũng chính là nhờ những buổi lao động hăng hái của thầy cô với chúng tôi , họ đã truyền vào chúng tôi lòng say mê và sáng tạo trong lao động . Trong mỗi giờ giảng các thầy cô luôn luôn cố gắng hết mình truyền tải hết kiến thức , mở rộng và nâng cao cho chúng tôi những kiến thức mới . Tranh thủ những giờ ra chơi các thầy cô thường tâm sự , chia sẻ , giải đáp cho chúng tôi những câu hỏi thắc mắc trong cuộc sống bằng chính vốn kinh nghiệm sống dày dặn của mình bởi những học sinh nghèo đâu có tiền để mua sách , đâu có máy tinh để vào internet mà tra cứu , tìm hiểu đâu . Cách đây chưa lâu chúng tôi đã thấy thầy cô nở nụ cười thật tươi khi bạn Hiếu đạt giải quốc gia hay khi nhận được quà ủng hộ nhà trường của nhà giáo Lê Đức Hân. Khi đó , chúng tôi chợt nhận ra rằng tại sao hằng ngày mình lại trêu đùa , phá phách và nghịch ngợm như thế chứ ? Chắc hẳn thầy cô buồn lắm ?
Các bạn có biết không ,con đường mà chúng tôi đi học hằng ngày chẳng phải là con đường nhựa chạy dài vun vút như bao ngôi trường khác mà con đường mà chúng tôi và thầy cô phải đi chỉ là con dường đất đỏ đã gồ ghề từ khi xây mấy công trình quanh đó . Đến nỗi khi chúng tôi không thể đi được trên
Có những người mẹ - những người cha – những người thầy luôn quan tâm chia sẻ những nỗi buồn , niềm vui với chúng tôi – những đứa học trò thơ ngây , dại khờ và tinh nghịch . Những người thầy ấy - những giáo viên của trường THCS Thạch Bình chẳng đứa học trò nào trong chúng tôi mà không biết chứ ?
Thạch Bình quê tôi vốn là một xã nằm trong thành phố . Dẫu vậy nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn tất bật lắm , chúng tôi đi học còn thiếu thốn đủ bề nào quần áo , nào sách vở , nào bút thước ... Cha mẹ thì suốt ngày bận bịu , chú tâm vảo công việc cơm áo , gạo tiền nên cũng không còn thời gian nhiều để quan tâm đến việc học tập của chúng tôi . Ấy vậy nên , những thầy cô của trường trung học cơ sở Thạch Bình vẫn còn vất vả lắm , vẫn còn phải quan tâm nhiều đến học sinh . Vì thế nên cô Thanh - hiệu trưởng nhà trường – một người thầy đầy mẫu mực không chỉ quan tâm đến chúng tôi và cô còn luôn an ủi , động viên những thầy cô cố gắng hết sức mình để giảng dạy chúng tôi một cách nhiệt huyết nhất , tận tình nhất . Dường như hiếm có thể tìm thấy một ngôi trường nào mà có một tập thê giáo viên như trường chúng tôi . Từ cô hiểu trưởng đến những cô giáo dạy bộ môn ai ai cũng quan tâm đến học sinh như chính những đứa con của mình vậy . Từ cái nết ăn mặc , từ cái khăn quàng đỏ , từ đôi dép đến trường rồi tính tình hay những thay đổi dù là nhỏ hay lớn dù là sa sút hay tiến bộ của học sinh các cô đều biết . Các bạn hãy thử hình dung xem có thầy cô nào mà lại đem bót , đem xà phòng rồi bấm móng tay cùng hành trang giảng dạy đến trường hàng ngày không ? Có đấy ! Ở đâu thì tôi không biết nhưng ở trường tôi thì chuyện đó đã trở thành bình thường từ lâu rồi .Làm gì ư ? Tôi cũng đã từng tự hỏi như vậy khi lần đầu tiên vào giờ sinh hoạt lớp cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đưa những thứ ấy vào lớp nhưng rồi tôi cũng hiểu ra vì quá thương học sinh – quá yêu những đứa trò nghèo của mình nên cô đã đưa những thứ ấy đến để chúng tôi có thể đánh những đôi dép đến trường của mình được sạch hơn . Để chúng tôi có thể cắt đi những cái móng tay quá dài và quá bẩn vì nhổ lạc , bới khoai . Giờ chào cờ của trường tôi cũng trang nghiêm và lịch sự như bao ngôi trường khác nhưng nó khác ở chỗ là cô giáo trực tuần hay cô hiệu trưởng không chỉ đánh giá , nhận xét rồi trao cờ cho lớp suất sắc hay phê bình những em học sinh yếu , kém mà thầy cô còn hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng tôi những điều mà tưởng chừng như quá đỗi bình thường như tắm sao cho sạch , rửa sao cho tiết kiệm nước hay viết sao để tiết kiệm giấy , làm sao để chiếc áo đến trường luôn luôn sạch sẽ … Không chỉ dừng lại ở đó , không những chỉ quan tâm đến học tập đến cá nhân mỗi em mà các thầy cô còn tạo cho chúng tôi thói quen lao động và nhiệt tình hăng hái với những công việc được giao . ‘‘Xúc đất , cắt cỏ , bón phân , trồng hoa , làm đường ’’ đối với những học sinh thành phố thì quả là xa lạ nhưng đối với chúng tôi những công việc đó đã trở nên không chỉ thuần thục và còn là một niềm vui sau những giờ học căng thẳng . Làm được điều đó cũng chính là nhờ những buổi lao động hăng hái của thầy cô với chúng tôi , họ đã truyền vào chúng tôi lòng say mê và sáng tạo trong lao động . Trong mỗi giờ giảng các thầy cô luôn luôn cố gắng hết mình truyền tải hết kiến thức , mở rộng và nâng cao cho chúng tôi những kiến thức mới . Tranh thủ những giờ ra chơi các thầy cô thường tâm sự , chia sẻ , giải đáp cho chúng tôi những câu hỏi thắc mắc trong cuộc sống bằng chính vốn kinh nghiệm sống dày dặn của mình bởi những học sinh nghèo đâu có tiền để mua sách , đâu có máy tinh để vào internet mà tra cứu , tìm hiểu đâu . Cách đây chưa lâu chúng tôi đã thấy thầy cô nở nụ cười thật tươi khi bạn Hiếu đạt giải quốc gia hay khi nhận được quà ủng hộ nhà trường của nhà giáo Lê Đức Hân. Khi đó , chúng tôi chợt nhận ra rằng tại sao hằng ngày mình lại trêu đùa , phá phách và nghịch ngợm như thế chứ ? Chắc hẳn thầy cô buồn lắm ?
Các bạn có biết không ,con đường mà chúng tôi đi học hằng ngày chẳng phải là con đường nhựa chạy dài vun vút như bao ngôi trường khác mà con đường mà chúng tôi và thầy cô phải đi chỉ là con dường đất đỏ đã gồ ghề từ khi xây mấy công trình quanh đó . Đến nỗi khi chúng tôi không thể đi được trên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Yeu Mai Thay Co
Dung lượng: 282,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)