Thảo luận nhóm

Chia sẻ bởi Kiều Lệ Quyên | Ngày 14/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: thảo luận nhóm thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC

MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
– ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Lí do chọn đề tài: 3
2. Cơ sở lí luận: 4
3. Cơ sở thực tiễn: 4
4. Mục đích của đề tài: 4
5. Đối tượng nghiên cứu: 5
6. Phạm vi nghiên cứu: 5
7. Kế hoạch, phương pháp nghiên cứu. 5
– NỘI DUNG 5
8. Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài. 5
9. Thuận lợi – Khó khăn 6
.1 Thuận lợi 6
.2 Khó khăn 6
10. Các biện pháp, giải pháp thực hiện: 7
.1 Thực trạng trước khi giải quyết vấn đề: 7
.2 Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm : 8
.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 8
ÁN CỤ THỂ 13
11. Kết quản đạt được 26
– KẾT LUẬN 26
12. Những kết luận và bài học kinh nghiệm 26
13. Đề xuất – kiến nghị 27
14. Tài liệu tham khảo: 28

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Nội dung

GV
HS
SGK
THPT
CNTT
PPDH
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Công nghệ thông tin
Phương pháp dạy học


I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của CNTT. CNTT đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. CNTT đến với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân, bà nội trợ, học sinh tiểu học….Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào không có mặt của CNTT. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên nhà nước đã đưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học học sinh được tiếp xúc môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo.
Tuy nhiên Bộ môn Tin học ở trường phổ thông hiện vẫn chỉ được xem là môn phụ, thậm chí tầm quan trọng không bằng một số môn xã hội, thời lượng học hàng tuần chỉ 1 - 2 tiết, rất nhiều học sinh học theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa".
Có ý kiến cho rằng Tin học cũng chỉ là một môn học trang bị công cụ cho học sinh, thời lượng học trên lớp chỉ đáp ứng nhu cầu học hỏi những kiến thức căn bản, còn có thể sử dụng công cụ này hiệu quả đến đâu thì tùy thuộc phần lớn vào sự đam mê, ham thích và ý thức tự giác của người học. 
Trước những băn khoăn là làm sao cho học sinh mình dạy có thể yêu thích môn Tin học hơn, để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn. Đã nhiều lần tôi thay đổi các phương pháp giảng dạy và tôi nhận ra rằng hoạt động nhóm làm cho học sinh học tích cực hơn, chủ động chiếm lĩnh tri thức và yêu thích môn Tin học hơn. Vậy làm sao để“Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm” đây là đề tài tôi muốn chia sẽ với quý đồng nghiệp cùng tham khảo và có ý kiến xây dựng để một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh ở trường trung học phổ thông nơi mình đang công tác.

2. Cơ sở lí luận:
Thảo luận nhóm là phương pháp giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các thành viên trong nhóm suy nghĩ, trao đổi từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề được giao.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, trí nhớ bị tác động bởi việc chúng ta xử lý kiến thức mới như thế nào, ở cấp độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kiều Lệ Quyên
Dung lượng: 1,82MB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)