THÀNH NGỮ VÀ Ý NGHĨA.doc
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Tuấn |
Ngày 14/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: THÀNH NGỮ VÀ Ý NGHĨA.doc thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Bình dị cận nhân
Ý của câu thành ngữ này vốn chỉ chính sạch hòa dịu dễ thi hành. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia”. Chu Công em trai của Chu Vũ Vương, là người từng phò tá Chu Vũ Vương đánh đổ triều nhà Thương, có công lớn trong việc thành lập vương triều Tây Chu. Về sau, ông được Chu Vũ Vương phong làm Lỗ Công, trao quyền cai quản Khúc Phụ, nhưng ông không đi sang Khúc Phụ, mà vẫn ở lại kinh đô tiếp tục phò tá Chu Vũ Vương, chỉ sai người con cả của mình là Bá Cầm tiếp nhận phong hiệu Lỗ Công sang cai quản Khúc Phụ. Sau khi đến Khúc Phụ được ba năm, Bá Cầm mới báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Chu Vũ Công rất không vừa ý trước việc này bèn hỏi: “Tại sao ông lại báo cáo muộn đến như vậy?”. Bá Cầm trả lời rằng: “Muốn thay đổi phong tục tập quán và đổi mới lễ pháp ở địa phương, thì phải mất tới ba năm mới thấy được hiệu quả của nó, cho nên tôi mới báo cáo muộn như vậy”. Trước đó có Khương Thượng là người từng phò tá Văn Vương và Vũ Vương, được Chu Vũ Vương phong ở Tề Địa, ông ta chỉ trong thời gian 5 tháng là đã báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Lúc đó, thấy ông trở về nhanh chóng, Chu Công rất ngạc nhiên mới hỏi ông làm sao lại có thể báo cáo nhanh đến như vậy. Khương Thượng trả lời rằng: “Vì tôi đã đơn giải hóa nghi lễ vua tôi ở đó, mọi việc đều làm theo tập tục địa phương, nên mới nhanh như vậy”. Do đó, Chu Công sau khi nghe xong báo cáo của Bá Cầm liền than rằng: “Ôi, đời con cháu của nước Lỗ sắp trở thành thần dân của nước Tề rồi, chính sách mà không đơn giản và dễ thi hành, thì dân chúng tất sẽ không gần gũi nó. Nếu chính sách hòa dịu và dễ thi hành thì dân chúng nhất định sẽ quy phục nó”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ người có thái độ khiêm tốn hòa nhã, dễ gần gũi.
Bình thủy tương phùng
Chữ “Bình” ở đây tức là bèo. Ý của câu thành ngữ này là chỉ bèo trôi dạt trên mặt nước ngẫu nhiên dồn lại với nhau. Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Vương Tử An tập – Đằng Vương Các tự”. Vương Bột, tự Tử An là một nhà văn nổi tiếng thời đầu nhà Đường. Ông lúc 6 tuổi đã biết viết văn chương, 14 tuổi biết làm thơ phú, 15 tuổi thi đỗ cử nhân. Năm 676 công nguyên, Vương Bột đi thăm cha làm huyện lệnh ở Giao Chỉ. Khi đi qua Hồng Đô thì đúng vào lúc Đô đốc Diêm Bá Ngư vừa cho trùng tu xong Đằng Vương Các, nên quyết định ngày mùng 9 tháng 9 tết Trùng dương đặt tiệc mời các văn nhân mạc khách và bè bạn. Con rể của ông là Ngô Tử Chương là một người có tài ba về thơ phú, Diêm Bá Ngư bảo con rể viết sẵn một bài tự văn để chuẩn bị khoe với khách dự tiệc. Vương Bột lúc đó là một văn nhân có tiếng tăm nên cũng được mời tới dự tiệc. Tại bữa tiệc, Diêm Bá Ngư làm ra vẻ huyền bí mời khách đề tự cho Đằng Vương Các. Mọi người chưa có chuẩn bị nên đều lựa lời từ chối, duy chỉ có Vương Bột cầm bút ngoáy luôn một bài tự nổi tiếng, đó là “Đằng Vương Các tự”. Đám khách khứa xem xong đều tấm tắc khen ngợi, Diêm Bá Ngư cũng vô cùng thán phục và không dám đem bài văn của Ngô Tử Chương đã viết sẵn ra nữa. “Đằng Vương Các tự” có cấu tứ kỳ diệu, văn phong khoáng đạt. Bài văn trong khi miêu tả về quang cảnh tiệc tùng linh đình, cũng đã để lộ phần nào lời than thở cảnh ngộ long đong̣, lật đật sống không gặp thời của Vương Bột: “Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân? Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách”. Ý nói là: Quan san muôn dặm khó leo vượt, ai thương cho kẻ nhỡ độ đường, gặp nhau như bèo tụ trên nước, mới hay đều là khách tha hương. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người lạ ngẫu nhiên gặp nhau.
Cấm nhược hàn thiền
Chữ “Cấm” ở đây là chỉ ngậm miệng không nói; Còn “Hàn thiền” là chỉ con ve sầu trong trời rét. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Đỗ Mật”. Thời Đông Hán có một viên quan thanh liêm và tài ba tên là Đỗ Mật
Ý của câu thành ngữ này vốn chỉ chính sạch hòa dịu dễ thi hành. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký - Lỗ Chu Công thế gia”. Chu Công em trai của Chu Vũ Vương, là người từng phò tá Chu Vũ Vương đánh đổ triều nhà Thương, có công lớn trong việc thành lập vương triều Tây Chu. Về sau, ông được Chu Vũ Vương phong làm Lỗ Công, trao quyền cai quản Khúc Phụ, nhưng ông không đi sang Khúc Phụ, mà vẫn ở lại kinh đô tiếp tục phò tá Chu Vũ Vương, chỉ sai người con cả của mình là Bá Cầm tiếp nhận phong hiệu Lỗ Công sang cai quản Khúc Phụ. Sau khi đến Khúc Phụ được ba năm, Bá Cầm mới báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Chu Vũ Công rất không vừa ý trước việc này bèn hỏi: “Tại sao ông lại báo cáo muộn đến như vậy?”. Bá Cầm trả lời rằng: “Muốn thay đổi phong tục tập quán và đổi mới lễ pháp ở địa phương, thì phải mất tới ba năm mới thấy được hiệu quả của nó, cho nên tôi mới báo cáo muộn như vậy”. Trước đó có Khương Thượng là người từng phò tá Văn Vương và Vũ Vương, được Chu Vũ Vương phong ở Tề Địa, ông ta chỉ trong thời gian 5 tháng là đã báo cáo với Chu Vũ Vương về tình hình thi hành chính sách ở địa phương. Lúc đó, thấy ông trở về nhanh chóng, Chu Công rất ngạc nhiên mới hỏi ông làm sao lại có thể báo cáo nhanh đến như vậy. Khương Thượng trả lời rằng: “Vì tôi đã đơn giải hóa nghi lễ vua tôi ở đó, mọi việc đều làm theo tập tục địa phương, nên mới nhanh như vậy”. Do đó, Chu Công sau khi nghe xong báo cáo của Bá Cầm liền than rằng: “Ôi, đời con cháu của nước Lỗ sắp trở thành thần dân của nước Tề rồi, chính sách mà không đơn giản và dễ thi hành, thì dân chúng tất sẽ không gần gũi nó. Nếu chính sách hòa dịu và dễ thi hành thì dân chúng nhất định sẽ quy phục nó”. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ người có thái độ khiêm tốn hòa nhã, dễ gần gũi.
Bình thủy tương phùng
Chữ “Bình” ở đây tức là bèo. Ý của câu thành ngữ này là chỉ bèo trôi dạt trên mặt nước ngẫu nhiên dồn lại với nhau. Câu thành ngữ này xuất xứ từ “Vương Tử An tập – Đằng Vương Các tự”. Vương Bột, tự Tử An là một nhà văn nổi tiếng thời đầu nhà Đường. Ông lúc 6 tuổi đã biết viết văn chương, 14 tuổi biết làm thơ phú, 15 tuổi thi đỗ cử nhân. Năm 676 công nguyên, Vương Bột đi thăm cha làm huyện lệnh ở Giao Chỉ. Khi đi qua Hồng Đô thì đúng vào lúc Đô đốc Diêm Bá Ngư vừa cho trùng tu xong Đằng Vương Các, nên quyết định ngày mùng 9 tháng 9 tết Trùng dương đặt tiệc mời các văn nhân mạc khách và bè bạn. Con rể của ông là Ngô Tử Chương là một người có tài ba về thơ phú, Diêm Bá Ngư bảo con rể viết sẵn một bài tự văn để chuẩn bị khoe với khách dự tiệc. Vương Bột lúc đó là một văn nhân có tiếng tăm nên cũng được mời tới dự tiệc. Tại bữa tiệc, Diêm Bá Ngư làm ra vẻ huyền bí mời khách đề tự cho Đằng Vương Các. Mọi người chưa có chuẩn bị nên đều lựa lời từ chối, duy chỉ có Vương Bột cầm bút ngoáy luôn một bài tự nổi tiếng, đó là “Đằng Vương Các tự”. Đám khách khứa xem xong đều tấm tắc khen ngợi, Diêm Bá Ngư cũng vô cùng thán phục và không dám đem bài văn của Ngô Tử Chương đã viết sẵn ra nữa. “Đằng Vương Các tự” có cấu tứ kỳ diệu, văn phong khoáng đạt. Bài văn trong khi miêu tả về quang cảnh tiệc tùng linh đình, cũng đã để lộ phần nào lời than thở cảnh ngộ long đong̣, lật đật sống không gặp thời của Vương Bột: “Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân? Bình thủy tương phùng, tận thị tha hương chi khách”. Ý nói là: Quan san muôn dặm khó leo vượt, ai thương cho kẻ nhỡ độ đường, gặp nhau như bèo tụ trên nước, mới hay đều là khách tha hương. Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người lạ ngẫu nhiên gặp nhau.
Cấm nhược hàn thiền
Chữ “Cấm” ở đây là chỉ ngậm miệng không nói; Còn “Hàn thiền” là chỉ con ve sầu trong trời rét. Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Hậu Hán thư – Truyện Đỗ Mật”. Thời Đông Hán có một viên quan thanh liêm và tài ba tên là Đỗ Mật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Tuấn
Dung lượng: 289,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)