THAM LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DAY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

Chia sẻ bởi Trần Tấn Lũy | Ngày 16/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: THAM LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DAY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Họ và tên: Trần Tấn Luỹ
Đơn vị công tác: THCS Đồng Rùm
Lớp: Lí 1A Tây Ninh, trường ĐHSP Hà Nội.

THAM LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DAY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

I.Thí nghiệm đóng một vai trò cực kì quan trọng trong dạy học Vật Lí, vai trò đó được thể hiện qua những mặt sau:
 Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh
Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Nhờ thí nghiệm học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất Vật Lí của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thông qua thí nghiệm, bản thân học sinh cần phải tư duy cao mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong dạy học Vật Lí, đối với các bài giảng có sử dụng thí nghiệm, thì học sinh lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, học sinh quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của học sinh sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn.
 Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. thí nghiệm còn là điều kiện để học sinh rèn luyện những phẩm chất của người lao động như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, rèn luyện sự khéo léo tay chân của học sinh.
Trong dạy học Vật Lí, đối với những bài giảng có thí nghiệm thì Gíao viên cần phải biết hướng học sinh vào việc cho họ tự tiến hành thí nghiệm, có như vậy kiến thức các em thu nhận được sẽ vững vàng hơn, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ hơn và chính xác hơn. Có như thế, khả năng hoạt động thực tiễn của HS sẽ được nâng cao.
 Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh
  Thí nghiệm là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức.
Chính nhờ Thí nghiệm và thông qua thí nghiệm mà ở đó HS tự tay tiến hành các thí nghiệm, các em sẽ thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ thí nghiệm và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của học sinh được tích cực hơn.
 Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh
Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Qua thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.
 Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí
Thí nghiệm Vật Lí góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của HS, giúp cho học sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ thí nghiệm Vật Lí đã góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình Vật Lí giúp cho học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài.
II. Thực trang việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật Lí.
2.1. Thưc trạng thiết bị thí nghiệm ở trường tôi đang công tác:
Tất cả các thiết bị thí nghiệm chỉ được cấp 1 lần vì thế cho đến nay đã có nhiều hư hỏng, mất chính xác.không đủ cho học sinh tiến hành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tấn Lũy
Dung lượng: 38,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)