Tham luận ứng dụng cntt 3
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Chánh |
Ngày 14/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: tham luận ứng dụng cntt 3 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Tham luận
dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy – học
môn toán
Người trình bày: Ngô ích Thuận – Tổ trưởng Tổ Tự nhiên 1
Trường THCS Nguyên Khê - Đông Anh – Hà Nội
Nhiệm vụ năm học 2008-2009 và nhiều năm học trước Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo nói trên, bản thân tôi nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, bản thân đã tham mưu đề xuất với BGH trường THCS Nguyên Khê triển khai và thực hiện ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp Dạy - Học trong tổ TN1, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tổ bộ môn khác.
Việc sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn trường. Trong điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cùng các thiết bị ghép nối như máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy chiếu H, ...
Vấn đề sử dụng CNTT trong việc hổ trợ dạy học môn Toán ở nhà trường với đặc tính là công cụ dạy học, Máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ yếu như sau:
1- Giáo viên: Trình bày bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính thông qua các phần mềm như powerpoint , violet, sketchpad, cabri II, máy tính bỏ túi Casio 500MS …
2- Học sinh: Làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên hoặc học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình.
Sử dụng CNTT nhằm cung cấp các điều kiện cho học sinh học toán, cụ thể là:
1- Học tập dựa trên thông tin ngược: Máy tính có khả năng cung cấp nhanh và chính xác các thông tin phản hồi dưới góc độ khách quan. Từ những thông tin phản hồi như vậy cho phép học sinh đưa ra ước đoán của mình và từ đó có thể thử nghiệm, thay đổi những ý tưởng của mình.
2- Khả năng quan sát các hình vẽ: Với khả năng và tốc độ xử lí của máy tính giúp học sinh đưa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán học. Máy tính sẽ trợ giúp học sinh quan sát xử lí các hình vẽ từ đó đưa ra lời chứng minh trong trường hợp tổng quát.
3- Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: Máy tính cho phép tính toán, lập biểu bảng, xử lí đồ hoạ một cách chính xác và liên kết chúng lại với nhau. Việc cho thay đổi một vài thành phần và quan sát sự thay đổi các thành phần còn lại đã giúp học sinh phát hiện ra mối tương quan giữa các đại lượng.
4- Thao tác với các hình động: Học sinh có thể sử dụng máy tính để biểu diễn các biểu đồ, các quĩ tích một cách sinh động, giúp cho học sinh hình dung ra các hình vẽ hình học một cách tổng quát từ máy tính.
5- Khai thác, tìm kiếm thông tin: Máy tính cho phép học sinh sử dụng, làm việc trực tiếp với các dữ liệu thực, từ đó hình dung ra sự đa dạng của nó và sử dụng để phân tích hay làm sáng tỏ một vấn đề toán học.
6- Dạy học với máy tính: Khi học sinh thiết kế giải thuật để sử dụng máy tính giúp tìm ra kết quả thì học sinh phải hoàn thành các dãy chỉ thị mệnh lệnh một cách chính xác, học sinh sắp đặt các suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách rõ ràng. Nếu giáo viên có sử dụng đồ hoạ máy tính trong quá trình giảng bài thì giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi với yêu cầu cao hơn so với lớp không sử dụng CNTT.
* Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học:
+ Cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn:
Sử dụng được nhiều phương pháp giảng dạy tích cực trên một bài giảng.
Học sinh chủ động và tích cực làm việc hơn.
Giáo viên giảng bài chủ động và nhàn hơn
dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy – học
môn toán
Người trình bày: Ngô ích Thuận – Tổ trưởng Tổ Tự nhiên 1
Trường THCS Nguyên Khê - Đông Anh – Hà Nội
Nhiệm vụ năm học 2008-2009 và nhiều năm học trước Bộ Giáo dục - Đào tạo đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo nói trên, bản thân tôi nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, bản thân đã tham mưu đề xuất với BGH trường THCS Nguyên Khê triển khai và thực hiện ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp Dạy - Học trong tổ TN1, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tổ bộ môn khác.
Việc sử dụng CNTT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn trường. Trong điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cùng các thiết bị ghép nối như máy chiếu Projector, máy chiếu vật thể, máy chiếu H, ...
Vấn đề sử dụng CNTT trong việc hổ trợ dạy học môn Toán ở nhà trường với đặc tính là công cụ dạy học, Máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ yếu như sau:
1- Giáo viên: Trình bày bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính thông qua các phần mềm như powerpoint , violet, sketchpad, cabri II, máy tính bỏ túi Casio 500MS …
2- Học sinh: Làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên hoặc học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình.
Sử dụng CNTT nhằm cung cấp các điều kiện cho học sinh học toán, cụ thể là:
1- Học tập dựa trên thông tin ngược: Máy tính có khả năng cung cấp nhanh và chính xác các thông tin phản hồi dưới góc độ khách quan. Từ những thông tin phản hồi như vậy cho phép học sinh đưa ra ước đoán của mình và từ đó có thể thử nghiệm, thay đổi những ý tưởng của mình.
2- Khả năng quan sát các hình vẽ: Với khả năng và tốc độ xử lí của máy tính giúp học sinh đưa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán học. Máy tính sẽ trợ giúp học sinh quan sát xử lí các hình vẽ từ đó đưa ra lời chứng minh trong trường hợp tổng quát.
3- Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: Máy tính cho phép tính toán, lập biểu bảng, xử lí đồ hoạ một cách chính xác và liên kết chúng lại với nhau. Việc cho thay đổi một vài thành phần và quan sát sự thay đổi các thành phần còn lại đã giúp học sinh phát hiện ra mối tương quan giữa các đại lượng.
4- Thao tác với các hình động: Học sinh có thể sử dụng máy tính để biểu diễn các biểu đồ, các quĩ tích một cách sinh động, giúp cho học sinh hình dung ra các hình vẽ hình học một cách tổng quát từ máy tính.
5- Khai thác, tìm kiếm thông tin: Máy tính cho phép học sinh sử dụng, làm việc trực tiếp với các dữ liệu thực, từ đó hình dung ra sự đa dạng của nó và sử dụng để phân tích hay làm sáng tỏ một vấn đề toán học.
6- Dạy học với máy tính: Khi học sinh thiết kế giải thuật để sử dụng máy tính giúp tìm ra kết quả thì học sinh phải hoàn thành các dãy chỉ thị mệnh lệnh một cách chính xác, học sinh sắp đặt các suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách rõ ràng. Nếu giáo viên có sử dụng đồ hoạ máy tính trong quá trình giảng bài thì giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi với yêu cầu cao hơn so với lớp không sử dụng CNTT.
* Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học:
+ Cải tiến phương pháp giảng dạy bộ môn:
Sử dụng được nhiều phương pháp giảng dạy tích cực trên một bài giảng.
Học sinh chủ động và tích cực làm việc hơn.
Giáo viên giảng bài chủ động và nhàn hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Chánh
Dung lượng: 13,12KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)