Tham luan su 9
Chia sẻ bởi Lê Thị Minh |
Ngày 16/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tham luan su 9 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Tham luận về đổi mới kiểm tra đánh giá
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
môn lịch sử ở trường THCS
I- Đặt vấn đề:
Như chúng ta biết nhà trường hiện đại có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách người lao động Việt Nam, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục. Vì vậy, kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Kiểm tra đánh giá có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh hội tri thức, sự thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, bổ sung làm sâu sắc củng cố hệ thống hoá, khái quá hoá kiến thức đã học chuẩn bị cho việc tiếp tục sâu sắc hơn, kiến thức mới. Mặt khác kiểm tra đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà còn của cả học sinh; giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thu được thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp. Học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình để thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy lịch sử cũng như việc tự học của mình.
Có thể nói kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm giúp cho học sinh nắm vững nội dung và kiểm soát mức độ nắm vững nội dung học tập (Mức độ lĩnh hội kiến thức rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị). Qua đó giúp giáo viên hiểu kết quả công việc giảng dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá nếu được tiến hành đồng bộ, khoa học với các phương pháp và kỹ thuật phù hợp sẽ có tác động rất tích cực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đến quá trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp dạy học. Nói cách khác muốn đổi mới phương pháp thì nhất thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì mới nâng cao được hiệu quả dạy học.
II- Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng: Chúng ta đang hết sức quan tâm đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, thì việc đổi mới đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt từ năm 2002 đến nay, đã kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức ra đề kiểm tra, thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Nhưng quá trình thực hiện giáo viên gặp những khó khăn, thuận lợi.
a) Thuận lợi:
* Đa số giáo viên được tiếp cận với chương trình đổi mới, bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề thay sách. thay đổi chương trình, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục được triển khai từ Trung ương đến địa phương.
thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
môn lịch sử ở trường THCS
I- Đặt vấn đề:
Như chúng ta biết nhà trường hiện đại có nhiệm vụ hình thành và phát triển nhân cách người lao động Việt Nam, mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục. Vì vậy, kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trình dạy học, biện pháp quan trọng để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Kiểm tra đánh giá có nhiệm vụ làm rõ tình hình lĩnh hội tri thức, sự thành thạo về kỹ năng, kỹ xảo của học sinh, bổ sung làm sâu sắc củng cố hệ thống hoá, khái quá hoá kiến thức đã học chuẩn bị cho việc tiếp tục sâu sắc hơn, kiến thức mới. Mặt khác kiểm tra đánh giá là công việc không chỉ của giáo viên mà còn của cả học sinh; giáo viên kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thu được thông tin ngược để điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp. Học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mình để thông qua đó rèn luyện năng lực tư duy lịch sử cũng như việc tự học của mình.
Có thể nói kiểm tra đánh giá kết quả học tập nhằm giúp cho học sinh nắm vững nội dung và kiểm soát mức độ nắm vững nội dung học tập (Mức độ lĩnh hội kiến thức rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị). Qua đó giúp giáo viên hiểu kết quả công việc giảng dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá nếu được tiến hành đồng bộ, khoa học với các phương pháp và kỹ thuật phù hợp sẽ có tác động rất tích cực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đến quá trình giáo dục. Kiểm tra đánh giá có mối quan hệ chặt chẽ với phương pháp dạy học. Nói cách khác muốn đổi mới phương pháp thì nhất thiết phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thì mới nâng cao được hiệu quả dạy học.
II- Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng: Chúng ta đang hết sức quan tâm đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, thì việc đổi mới đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt từ năm 2002 đến nay, đã kết hợp nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, hình thức ra đề kiểm tra, thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Nhưng quá trình thực hiện giáo viên gặp những khó khăn, thuận lợi.
a) Thuận lợi:
* Đa số giáo viên được tiếp cận với chương trình đổi mới, bồi dưỡng thường xuyên, các chuyên đề thay sách. thay đổi chương trình, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục được triển khai từ Trung ương đến địa phương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Minh
Dung lượng: 34,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)