Tham luận đổi mới phuong pháp KTĐG
Chia sẻ bởi Nguyenn Van Chung |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tham luận đổi mới phuong pháp KTĐG thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN NGỮ VĂN THCS
I/ NHẬN THỨC CHUNG:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới chương trình đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
II/ THỰC TẾ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS SINH LONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và đặc biệt là bản chất việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy bộ môn ngữ văn, BGH nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên ngữ văn trong quá trình dạy học tập trung vào thực hiện theo các định hướng sau:
A.VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
Nhà trường đã tổ chức chỉ đạo GVBM ngữ văn thực hiện các yêu cầu:
1/ Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới kiểm tra là:
- Bám sát mục tiêu môn học.
- Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh (HS trung bình chăm chỉ phải làm được điểm TB trở lên)
- Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kỹ năng:ghi nhớ- nhận biết- thông hiểu- vân dụng sáng tạo.
- Coi trọng đánh giá toàn diện về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, kết quả vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh.
Đảm bảo nội dung kiểm tra gần gũi, sát với đặc điểm thực tế của địa phương.
2/ GV phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên (trừ đề tập làm văn)
3/ Thực hiện cụ thể của nhà trường trong kiểm tra môn ngữ văn như sau:
3.1/ Đối với kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng):
- Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 10-15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm tra bài cũ).
- Hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học ngữ văn, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau.
- Trong khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến thức khác có liên quan đến bài mới đang học.
- Kiểm tra vấn đáp GV phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho học sinh yếu, TBình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải thích, phân tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.
- Trong việc kiểm tra vấn đáp, không chỉ chú trọng đến kiến thức, mà đòi hỏi phải rèn luyện năng lực nói và kỹ năng trình bày lưu loát, diễn cảm cho học sinh. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học sinh những lỗi về: chính âm, chính tả, cách diễn đạt…
- Cần tận dụng tối câu hỏi trong SGK, SGV và có thể xây dựng thêm các câu hỏi khác cho phù hợp.
3.2/ Kiểm tra viết:
- Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Thời gian dành cho kiểm tra viết có thể là: 10,15, 20 phút hoặc lâu hơn là 45 hoặc 120 phút. Có thể áp dụng các kiểu đề kiểm tra sau đây:
*Kiểu đề là câu hỏi luận đề (tự luận)
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Xác định mục đích và nội dung kiến thức kiểm tra.(làm rõ về yêu cầu thể loại, kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ kiểm tra)
+ Xác định hình thức và thời gian kiểm tra.
+ Xây dựng đề kiểm tra cụ thể .
+ Lập biểu điểm, hướng dẫn thực hiện và cho điểm.
*Kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở thời gian dành cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm thì độ tin cậy trong đánh giá kết quả học tập của học sinh càng cao.
+ Đảm bảo về độ khó vừa phải để học sinh chăm chỉ học tập có thể đạt điểm khá trở lên và có câu phân hoá để phân loại được học sinh khá, giỏi.
+ Khi soạn đề
MÔN NGỮ VĂN THCS
I/ NHẬN THỨC CHUNG:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đổi mới chương trình đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các khâu trong đó có đổi mới đánh giá. Kiểm tra là hình thức và phương tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trước tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra.
II/ THỰC TẾ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN NGỮ VĂN Ở NHÀ TRƯỜNG PTDTBT THCS SINH LONG CÁC NĂM GẦN ĐÂY:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và đặc biệt là bản chất việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy bộ môn ngữ văn, BGH nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên ngữ văn trong quá trình dạy học tập trung vào thực hiện theo các định hướng sau:
A.VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
Nhà trường đã tổ chức chỉ đạo GVBM ngữ văn thực hiện các yêu cầu:
1/ Đảm bảo tốt các nguyên tắc đổi mới kiểm tra là:
- Bám sát mục tiêu môn học.
- Đảm bảo tính vừa sức và phân hoá học sinh (HS trung bình chăm chỉ phải làm được điểm TB trở lên)
- Đảm bảo tỷ lệ các mức độ kiến thức kỹ năng:ghi nhớ- nhận biết- thông hiểu- vân dụng sáng tạo.
- Coi trọng đánh giá toàn diện về các mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, kết quả vận dụng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh.
Đảm bảo nội dung kiểm tra gần gũi, sát với đặc điểm thực tế của địa phương.
2/ GV phải xây dựng được ma trận trước khi xây dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên (trừ đề tập làm văn)
3/ Thực hiện cụ thể của nhà trường trong kiểm tra môn ngữ văn như sau:
3.1/ Đối với kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng):
- Không nhất thiết chỉ kiểm tra vấn đáp trong 10-15 phút đầu giờ và chỉ kiểm tra kiến thức của bài vừa học (như ta quen gọi là kiểm tra bài cũ).
- Hình thức kiểm tra vấn đáp, giáo viên có thể sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học ngữ văn, cho mọi đối tượng học sinh với nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau.
- Trong khi kiểm tra vấn đáp giáo viên có thể hỏi về kiến thức cũ hoặc những kiến thức khác có liên quan đến bài mới đang học.
- Kiểm tra vấn đáp GV phải xác định rõ: nội dung, yêu cầu, mục đích hỏi, xác định rõ từng đối tượng nhằm đến của mỗi câu hỏi, có loại yêu cầu thấp (tái hiện, nhắc lại kiến thức đã học) cho học sinh yếu, TBình; có loại đòi hỏi yêu cầu cao (thông hiểu, giải thích, phân tích, vận dụng) cho học sinh khá, giỏi.
- Trong việc kiểm tra vấn đáp, không chỉ chú trọng đến kiến thức, mà đòi hỏi phải rèn luyện năng lực nói và kỹ năng trình bày lưu loát, diễn cảm cho học sinh. Đặc biệt phải chú trọng sửa cho học sinh những lỗi về: chính âm, chính tả, cách diễn đạt…
- Cần tận dụng tối câu hỏi trong SGK, SGV và có thể xây dựng thêm các câu hỏi khác cho phù hợp.
3.2/ Kiểm tra viết:
- Phải thông báo trước để học sinh chuẩn bị. Thời gian dành cho kiểm tra viết có thể là: 10,15, 20 phút hoặc lâu hơn là 45 hoặc 120 phút. Có thể áp dụng các kiểu đề kiểm tra sau đây:
*Kiểu đề là câu hỏi luận đề (tự luận)
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Xác định mục đích và nội dung kiến thức kiểm tra.(làm rõ về yêu cầu thể loại, kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ kiểm tra)
+ Xác định hình thức và thời gian kiểm tra.
+ Xây dựng đề kiểm tra cụ thể .
+ Lập biểu điểm, hướng dẫn thực hiện và cho điểm.
*Kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Nhất thiết GV phải đảm bảo:
+ Đảm bảo một cách khoa học về số lượng câu hỏi, trên cơ sở thời gian dành cho việc kiểm tra. Nhận thức rõ nếu càng nhiều câu hỏi trắc nghiệm thì độ tin cậy trong đánh giá kết quả học tập của học sinh càng cao.
+ Đảm bảo về độ khó vừa phải để học sinh chăm chỉ học tập có thể đạt điểm khá trở lên và có câu phân hoá để phân loại được học sinh khá, giỏi.
+ Khi soạn đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyenn Van Chung
Dung lượng: 9,68KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)