Tham luận BD HSG cực hay
Chia sẻ bởi Lại Thị Hải |
Ngày 09/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Tham luận BD HSG cực hay thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các đồng chí ! Thưa toàn thể hội nghị.
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo Sơ kết học kì I và phương hướng nhiệm vụ học kì II năm học 2013 - 2014 mà đồng chí Hiệu trưởng Trần Xuân Quý vừa trình bày.
Sau đây tôi xin có một vài ý kiến tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành giáo dục Thanh Ba nói chung, Trường Tiểu học Ninh Dân chúng ta nói riêng đã luôn chú trọng đến mũi nhọn học sinh giỏi và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Theo bản phương hướng của năm học 2013 - 1014 đã xây dựng trong Hội nghị kế hoạch đầu năm học thì một trong những điểm nhấn của trường trong năm học này là nâng cao chất lượng đại trà và đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi. Bản thân tôi được phân công Bồi dưỡng môn toán lớp 5, tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần làm tốt nhiệm vụ BDHSG như sau:
1- Chọn đội tuyển: Cần làm tốt việc phát hiện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học trên cơ sở kế thừa và phát huy năm học trước. Từ đó lồng ghép BDHSG song song với việc dạy các đối tượng HS khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng HSG, giáo viên cần có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao.
2.Lựa chọn phương pháp: Giáo viên tham gia BDHSG phải biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Ví dụ: với môn toán, khi dạy giải toán có lời văn, giáo viên cần giúp học sinh biết cách phân tích đề, tìm hướng giải khi gặp một dạng toán chưa được học, lập kế hoạch giải với một dạng toán đã được học. Giáo viên phải nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp cũng như việc lựa chọn tài liệu giảng dạy. Cụ thể: phải tùy theo mức độ khó dễ của bài học, khả năng tiếp thu của học sinh để có phương pháp phù hợp, tích cực. Hiện nay tài liệu để dạy nâng cao khá phong phú, đa dạng, người dạy phải chịu khó tìm hiểu, nắm bắt để lựa chọn những dạng bài mới, dạng bài hay để cập nhật, bổ sung cho bài giảng của mình. Đặc biệt, GV phải có tâm huyết với nghề, say mê, ham thích công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
3- Chương trình BD: lên chương trình bồi dưỡng trên cơ sở nội dung học của kiến thức cơ bản, từ đó lên chương trình cụ thể, đầy đủ cho phù hợp với tình hình học tập của HS mình dạy. Đối với việc BDHSG thì GV nên lên kế hoạch BD theo chuyên đề kiến thức.;
4- Nguyên tắc bồi dưỡng: Trong quá trình dạy: bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh giá, thi thử để điều chỉnh, uốn nắn kiến thức kỹ năng một cách kịp thời và hiệu quả.
- Có một câu đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý mà tôi rất tâm đắc: Dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi.
-Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước , loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
+Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao:Bời vì: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao đưa dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các đồng chí ! Thưa toàn thể hội nghị.
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo Sơ kết học kì I và phương hướng nhiệm vụ học kì II năm học 2013 - 2014 mà đồng chí Hiệu trưởng Trần Xuân Quý vừa trình bày.
Sau đây tôi xin có một vài ý kiến tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành giáo dục Thanh Ba nói chung, Trường Tiểu học Ninh Dân chúng ta nói riêng đã luôn chú trọng đến mũi nhọn học sinh giỏi và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Theo bản phương hướng của năm học 2013 - 1014 đã xây dựng trong Hội nghị kế hoạch đầu năm học thì một trong những điểm nhấn của trường trong năm học này là nâng cao chất lượng đại trà và đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi. Bản thân tôi được phân công Bồi dưỡng môn toán lớp 5, tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần làm tốt nhiệm vụ BDHSG như sau:
1- Chọn đội tuyển: Cần làm tốt việc phát hiện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học trên cơ sở kế thừa và phát huy năm học trước. Từ đó lồng ghép BDHSG song song với việc dạy các đối tượng HS khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng HSG, giáo viên cần có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao.
2.Lựa chọn phương pháp: Giáo viên tham gia BDHSG phải biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Ví dụ: với môn toán, khi dạy giải toán có lời văn, giáo viên cần giúp học sinh biết cách phân tích đề, tìm hướng giải khi gặp một dạng toán chưa được học, lập kế hoạch giải với một dạng toán đã được học. Giáo viên phải nhạy bén trong việc lựa chọn phương pháp cũng như việc lựa chọn tài liệu giảng dạy. Cụ thể: phải tùy theo mức độ khó dễ của bài học, khả năng tiếp thu của học sinh để có phương pháp phù hợp, tích cực. Hiện nay tài liệu để dạy nâng cao khá phong phú, đa dạng, người dạy phải chịu khó tìm hiểu, nắm bắt để lựa chọn những dạng bài mới, dạng bài hay để cập nhật, bổ sung cho bài giảng của mình. Đặc biệt, GV phải có tâm huyết với nghề, say mê, ham thích công việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
3- Chương trình BD: lên chương trình bồi dưỡng trên cơ sở nội dung học của kiến thức cơ bản, từ đó lên chương trình cụ thể, đầy đủ cho phù hợp với tình hình học tập của HS mình dạy. Đối với việc BDHSG thì GV nên lên kế hoạch BD theo chuyên đề kiến thức.;
4- Nguyên tắc bồi dưỡng: Trong quá trình dạy: bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh giá, thi thử để điều chỉnh, uốn nắn kiến thức kỹ năng một cách kịp thời và hiệu quả.
- Có một câu đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý mà tôi rất tâm đắc: Dạy trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt mới là dạy giỏi.
-Nắm vững phương châm : dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước , loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
+Dạy chắc cơ bản trước rồi mới nâng cao:Bời vì: Các bài cơ bản là những bài dễ, chỉ liên quan đến một hoặc vài loại kiến thức kỹ năng, cần phải luyện tập nắm vững từng loại trước đã. Sau đó mới nâng cao đưa dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. Đối với học sinh giỏi bước này có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lại Thị Hải
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)