Tham luận

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Kim Dung | Ngày 30/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: tham luận thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
1
PGD & ĐÀO TÀO CẦU KÈ


Tham Lu?n


Năm Học : 2009 -2010
Kinh Nghiệm
Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
2
Kinh Nghiệm
Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nhà giáo, từ nhỏ đã nuôi mơ ước theo đuổi nghề dạy học, cái nghề mà quay ngược thời gian gần 30 năm về trước mà người ta thường nói “Chuột chạy cùng sào mới nhào vô sư phạm”.Đứng trước một thử thách quá khó khăn nhưng với cái tâm và lòng yêu nghề, tôi đã vượt qua mọi trở ngại và bây giờ đã đứng vững trên bục giảng.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
3
Năm 1984 tôi ra trường với bằng sư phạm cấp 2, kiến thức và phương pháp chưa vững vàng thật sự là tôi đã từng vấp ngã trên bục giảng. Nhưng bản thân tôi muốn mình là giáo viên có năng lực và đào tạo những thế hệ học sinh là những nhân tài giúp ích cho xã hội, đây là điều thật sự khó khăn với tôi lúc bấy giờ. Lo âu, buồn và suy nghĩ bản thân mình phải làm gì để đạt được những gì mình mong ước?
Tôi đã tâm sự cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp nói lên cái khó của mình và những nguyện vọng của bản thân, những khó khăn mà bản thân gặp phải. Trao đổi thâm tình với các chị em đồng nghiệp về kiến thức , về phương pháp, về đối tượng HS, nghiên cứu thêm sách…qua đó bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm cho mình.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ 2005 ĐẾN NAY:

Đến 1991 được sự quan tâm của PGD và BGH trường đã động viên tôi tiếp tục theo học lớp đại học tại chức vào những tháng hè để nâng cao trình độ.Đến 1995 tôi đã tốt nghiệp ĐHSP Hóa và từ lúc này tôi đã thật sự đi sâu vào môn Hóa. Không ngại tìm tòi, không ngại học hỏi tôi quyết tâm bồi giỏi và phải đạt kết quả đó là nguyện vọng của tôi.
TSHS ĐẠT: 21 HS ( 2 giải I, 3 giải II, 7 giải III và 9 giải KK)
Trong đó có : +10 HS học lực loại giỏi đạt giải I,II, III
+ 6 HS học lực loại khá đạt giải II, III và KK
+ 5 HS học lực TB ở lớp 8 , do quá trình bồi dưỡng , ý thức học tập và có sự hổ trợ của gia đình kết quả học lực ở lớp 9 loại Khá và kết quả bồi giỏi em đạt giải III, KK .
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
5
Như chúng ta biết: HS giỏi đạt kết quả cao trong các kì thi do nhiều yếu tố: tố chất HS, sự quan tâm gia đình, ý thức học tập, việc bồi dưỡng và không ngoại trừ yếu tố mai mắn.Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn bởi vì yếu tố may mắn chỉ là 1 phần rất nhỏ. Phương ngôn có câu: “Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện”.
Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng là phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẩn là yếu tố quan trọng , nhưng phải bồi dưỡng HS những nội dung gì? Bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? Điều đó là một vấn đề còn nan giải.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
6
Qua 1 số năm bồi dưỡng HS giỏi, tôi rút ra 1 số kinh nghiệm nhỏ như sau:
I/ Vai Trò Của Người Thầy:
Tục ngữ có câu:” Không thầy đố mày làm nên”.Trước hết ta phải xác định rõ vai trò của người thầy hết sức quan trọng. Bởi vì người Thầy có vai trò dẫn dắt HS các phương pháp giải, kiểm tra kết quả, cách thức trình bày... Với thầy giáo đúng nghĩa, chức năng chính của thầy là dạy cách học. Với HS đúng nghĩa, nhiệm vụ quang yếu của các em là học lấy cách học

4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
7
Trong cách học: GV đề cao 2 điều then chốt:1. Tự học, 2.Sáng tạo. Hai mặt đó quan hệ mật thiết với nhau: sẽ không có sáng tạo nếu không có tự học tích cực, sẽ không thể tự học hiệu quả nếu không mài sắt trí sáng tạo. Tự học để khám phá nhận thức và khai phá sáng tạo. Sáng tạo để khẳng định sự tìm tòi siêu thoát trong tự học, đây là kĩ năng “kép” cần cho 1 người HS hiện đại nhầm rút ngắn khoảng cách thua kém và trở thành người chủ thật sự của tương lai. Nếu HS có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời GV lựa chọn đúng đối tượng HS vào bồi dưỡng 1 cách hợp lí, khoa học, sáng tạo
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
8
II/ Lựa chọn đúng đối tượng HS:

-Tổ chức kiểm tra, thi chọn lọc để chọn lựa chính xác đối tượng HS vào bồi dưỡng
-Đánh giá khách quan, chính xác không chỉ qua bài thi mà qua việc bồi dưỡng hàng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh bỏ sót HSG và không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
III/ Xây dựng chương trình bồi dưỡng:

-Soạn thảo nội dung bồi dưỡng dẫn dắt HS từ cái cơ bản của nội dung chương trình chính khóa, tiến dần tới chương trình nâng cao
-Cần soạn thảo chương trình theo dòng xoáy: từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời củng phải có ôn tập, củng cố
-Cần soạn các đề tham khảo để HS tự giải qua đó GV sửa chửa và khắc sâu kiến thức cho HS.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
9
IV/Dạy như thế nào cho hiệu quả?
-Chọn lọc phương pháp giải dễ hiểu để hướng dẫn HS
-Vận dụng đổi mới phương pháp phù hợp từng bài, phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác của HS, tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của HS.
VD:1 nhóm bồi dưỡng thường từ 5 đến 6 HS ( trong đó có 3 nhóm nhỏ)
+GV chuẩn bị tài liệu sẳn giao cho các nhóm. Các em tiến hành nghiên cứu độc lập.
+Những HS chưa nổi bật trong nhóm nhỏ thường trình bày cách làm trước, em còn lại bổ sung
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
10
+GV sửa chửa và khắc phục , uốn nắn
+HS độc lập làm bài.
+Sau mỗi buổi bồi dưỡng GV thường ra đề dưới dạng tham khảo, HS về nhà tự giải Và GV phải kiểm tra nghiêm túc nhằm sửa chửa và khắc phục kịp thời những sai sót của HS.
+Khi chửa bài GV phải giải 1 cách chi tiết( không giải tắt) giúp HS hiểu sâu sắc các dạng bài, đặc biệt những bài khó, những chổ sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của HS một cách kịp thời.
+Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ đầu năm học và kết thúc là cuối tháng 3.
+GV phải tận tụy, nhiệt tình đối với HS, bình đẳng trong đối xử và chuẩn mực trong giảng dạy.. Thường xuyên sưu tầm, tích lũy tài liệu, hướng dẫn HS tự học và tự nghiên cứu. Đây là biện pháp không thể thiếu được trong việc bồi dưỡng HS giỏi.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
11
Tóm lại: GV cần không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên xây dựng, bổ sung chương trình và sáng tạo trong phương pháp dạy
Như vậy để đưa con thuyền đến bến bờ vinh quang thì người cầm lái thật vô cùng quan trọng.
4/5/2010
Huỳnh Thị Kim Dung
12
Xin chân thành cảm ơn quí đại biểu, quí Thầy(cô) đã lắng nghe
Chúc quí vị đại biểu, Thầy(cô) dồi dào sức khoẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Chúc hội nghị thành công tốt đẹp





Báo cáo tham luận đến đây kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Kim Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)