TH sư phạm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Ngày 09/10/2018 |
63
Chia sẻ tài liệu: TH sư phạm thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
CÁC TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM VÀ CÁCH XỬ LÝ
Tình huống 1: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5C khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.
Tình huống 2: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đề được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng?
- Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng.
- Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng.
- Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu.
- Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình.
Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
* Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý.
* Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết.
* Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.
* Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.
* Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.
* Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở.
* Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục.
* Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảo ban…
* Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục
Tình huống 1: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 5C khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
- Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.
Tình huống 2: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đề được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng?
- Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng.
- Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng.
- Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu.
- Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình.
Tình huống 1: Trong giờ học, một nhóm học sinh mất trật tự -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có HS mất trật tự, đợi lớp trật tự rồi tiếp tục giảng.
* Tình huống 2: Khi đang giảng bài, phát hiện một HS đang đọc truyện -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa quyển truyện cho giáo viên, cuối giờ gặp riêng HS đọc truyện để góp ý.
* Tình huống 3: Một học sinh khá của lớp bất ngờ sa sút về lực học -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tìm hiểu nguyên nhân, thăm hỏi gia đình, phối hợp với phụ huynh học sinh cùng tìm cách giải quyết.
* Tình huống 4: Khi kiểm tra bài cũ, một học sinh không thuộc bài vì lý do tối hôm trước bị mất điện nên không học được bài -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Nghiêm túc nhắc nhở, khuyên bảo học sinh, sau đó tế nhị tìm hiểu nguyên nhân và tính trung thực của học sinh.
* Tình huống 5: Sau bài kiểm tra 1 tiết, do đề bài quá khó, điểm của học sinh quá thấp -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Huỷ bài kiểm tra, thay khi có điều kiện, đồng thời quán triệt học sinh phải chịu khó học vì sẽ không có lần thứ hai như vậy nữa.
* Tình huống 6: Trong giờ học có 2 học sinh đùa nghịch -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Yêu cầu lớp giữ trật tự, nhắc 2 học sinh đùa nghịch cuối giờ ở lại.
* Tình huống 7: Buổi tối đi chơi, đang hút thuốc thì gặp học sinh -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Tỏ ý không nhận ra, ngày hôm sau gặp riêng học sinh để trao đổi và nhắc nhở.
* Tình huống 8: Học sinh gặp giáơ viên trên đường đi nhưng không chào -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Coi như không có gì xảy ra, nhân dịp nào đó sẽ đưa ra bài học giáo dục.
* Tình huống 9: Một buổi tối đi chơi, giáo viên chủ nhiệm gặp 2 học sinh của lớp mình yêu nhau -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Hôm sau gặp riêng từng em để khuyên bảo, phối hợp với gia đình cùng bảo ban…
* Tình huống 10: Đang giờ học, 1 học sinh nam ném thư cho học sinh nữ -> làm thế nào?
=> Cách giải quyết: Xuống chỗ học sinh nữ, yêu cầu đưa tờ giấy, xem và cất đi, tiếp tục
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Hoa
Dung lượng: 147,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)