TH HK - lớp 7
Chia sẻ bởi Lê Minh Công |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: TH HK - lớp 7 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC KỲ I.
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7
Thời gian: 120’ (không kể chép đề).
I.Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1.Thế nào là thành ngữ? (0,5 điểm)
2. Các câu thơ: ‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”. Hãy cho biết:
a. Chỉ ra thành ngữ trong hai câu thơ trên? (0,5 điểm)
b. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu thơ trên? (0,5 điểm).
c. Cho biết nghĩa của câu thành ngữ trên? (0,5 điểm)
d. Em hãy cho biết cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu thơ trên? (0,5 điểm)
3.Bài thơ bánh trôi nước. Hãy cho biết:
a. Thuộc thể thơ gì? Vì sao? (0,5 điểm)
b. Bài thơ có mấy nghĩa? (0,5 điểm)
c. Cho biết mỗi nghĩa của bài thơ? (1,5 điểm)
II.Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
“Bầu ơi! Thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKI - NGỮ VĂN - LỚP 7
I. Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. (0,5 điểm)
2.a. Thành ngữ trong câu thơ “Bảy nổi ba chìm” (0,5 điểm)
b. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu thơ là: làm Vị ngữ. (0,5 điểm)
c. Nghĩa câu thành ngữ là: long đong, lận đận, phiêu bạc,… cuộc sống khó khăn. (0,5 điểm)
d. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu thơ trên là: Có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe. (0,5 điểm)
3. Bài thơ: Bánh trôi nước.
a. Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vì mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 4 câu thơ. (0,5 điểm)
b. Bài thơ có hai nghĩa (thực và chuyển) (0,5 điểm)
c. – Nghĩa thứ nhất: Bánh có màu trắng của bột, nặn thành viên tròn, nhào bột mà nhiều nước thì nhão (nát) , ít nước thì rắn (cứng) . Khi luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm. (0,5 điểm)
- Nghĩa thứ hai: Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ. (1 điểm)
+Hình thức: xinh đẹp.
+Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa (nhân phẩm nói chung).
+Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
II.Tập làm văn (5 điểm).
-Yêu cầu đề bài:+Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao.
+Làm bài TLV hoàn chỉnh.
+Diễn đạt rõ ý, chú ý lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận, rõ..
-Dàn bài:
a. MB:- Giới thiệu được bài ca dao “Bầøu ơi! Thương….giàn”. .(0,5 điểm)
- Cảm nghĩ chung khi đọc bài ca dao…...(0,5 điểm)
b. TB:-Nêu cảm nghĩ của bản thân:
+Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng trong bài ca dao.(1 điểm)
+Cảm nghĩ về từng chi tiết (Bầu- Bí; chung giàn) trong bài ca dao. .(1 điểm)
+ Cảm nghĩ của tác giả dân gian về bài ca dao. .(1 điểm)
c. KB: Tình cảm của em về bài ca dao, qua bài ca dao nêu lên điều gì về cuộc sống,…. (1 điểm)
(HS có thể diễn đạt bằng cách khác nhưng bảo đảm được nội cơ bản)
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP: 7
Thời gian: 120’ (không kể chép đề).
I.Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1.Thế nào là thành ngữ? (0,5 điểm)
2. Các câu thơ: ‘Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”. Hãy cho biết:
a. Chỉ ra thành ngữ trong hai câu thơ trên? (0,5 điểm)
b. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu thơ trên? (0,5 điểm).
c. Cho biết nghĩa của câu thành ngữ trên? (0,5 điểm)
d. Em hãy cho biết cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu thơ trên? (0,5 điểm)
3.Bài thơ bánh trôi nước. Hãy cho biết:
a. Thuộc thể thơ gì? Vì sao? (0,5 điểm)
b. Bài thơ có mấy nghĩa? (0,5 điểm)
c. Cho biết mỗi nghĩa của bài thơ? (1,5 điểm)
II.Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
“Bầu ơi! Thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HKI - NGỮ VĂN - LỚP 7
I. Văn – Tiếng Việt (5 điểm)
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. (0,5 điểm)
2.a. Thành ngữ trong câu thơ “Bảy nổi ba chìm” (0,5 điểm)
b. Vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu thơ là: làm Vị ngữ. (0,5 điểm)
c. Nghĩa câu thành ngữ là: long đong, lận đận, phiêu bạc,… cuộc sống khó khăn. (0,5 điểm)
d. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong câu thơ trên là: Có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe. (0,5 điểm)
3. Bài thơ: Bánh trôi nước.
a. Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, vì mỗi câu có 7 chữ, mỗi bài có 4 câu thơ. (0,5 điểm)
b. Bài thơ có hai nghĩa (thực và chuyển) (0,5 điểm)
c. – Nghĩa thứ nhất: Bánh có màu trắng của bột, nặn thành viên tròn, nhào bột mà nhiều nước thì nhão (nát) , ít nước thì rắn (cứng) . Khi luộc bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm. (0,5 điểm)
- Nghĩa thứ hai: Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ. (1 điểm)
+Hình thức: xinh đẹp.
+Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa (nhân phẩm nói chung).
+Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
II.Tập làm văn (5 điểm).
-Yêu cầu đề bài:+Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao.
+Làm bài TLV hoàn chỉnh.
+Diễn đạt rõ ý, chú ý lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận, rõ..
-Dàn bài:
a. MB:- Giới thiệu được bài ca dao “Bầøu ơi! Thương….giàn”. .(0,5 điểm)
- Cảm nghĩ chung khi đọc bài ca dao…...(0,5 điểm)
b. TB:-Nêu cảm nghĩ của bản thân:
+Cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng trong bài ca dao.(1 điểm)
+Cảm nghĩ về từng chi tiết (Bầu- Bí; chung giàn) trong bài ca dao. .(1 điểm)
+ Cảm nghĩ của tác giả dân gian về bài ca dao. .(1 điểm)
c. KB: Tình cảm của em về bài ca dao, qua bài ca dao nêu lên điều gì về cuộc sống,…. (1 điểm)
(HS có thể diễn đạt bằng cách khác nhưng bảo đảm được nội cơ bản)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Minh Công
Dung lượng: 12,66KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)