TÂY HỒ VĂN 9 HK1
Chia sẻ bởi Ngô Gia Trí |
Ngày 11/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: TÂY HỒ VĂN 9 HK1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
/
ỦY BAN NHÂN DÂN QỤẬN TÂY HỒ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________________________
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2017-2018
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 13 tháng 12 năm 2017
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6.0 điểm):
Cho câu thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
(Ánh trăng— Nguyễn Duy)
l Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
2 Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
3. Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”. Hãy lý giải về sự thay đổi đó.
4. Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt.
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó).
Phần II(4.0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"
(Chiếc lược ngà— Nguyễn Quang Sáng)
1. Trong đoạn văn có dùng tình thái từ. Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ.
2 Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi " bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
3 Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ.
4. Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.
--------------------------------------- Hết---------------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN QỤẬN TÂY HỒ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________________________
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học 2017-2018
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày thi: 13 tháng 12 năm 2017
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I (6.0 điểm):
Cho câu thơ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
(Ánh trăng— Nguyễn Duy)
l Chép 7 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
2 Tìm và chỉ rõ hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
3. Trong bài nhiều lần nhà thơ nhắc đến “vầng trăng” nhưng ở đoạn thơ em chép và nhan đề thì tác giả lại viết là “ánh trăng”. Hãy lý giải về sự thay đổi đó.
4. Như vậy, hai khổ cuối của bài đã tạo nên nét riêng cho thơ về trăng của Nguyễn Duy: trăng thức tỉnh lương tâm ta, đưa ta trở về với cõi thiện lương, với đạo lý sống “uống nước nhớ nguồn” của nhân cách Việt.
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm sáng tỏ đề tài đã nêu ở câu chủ đề trên. Trong đoạn, em sử dụng một câu ghép, một câu có lời dẫn trực tiếp (xác định rõ các câu đó).
Phần II(4.0 điểm):
Cho đoạn văn sau:
“Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao"
(Chiếc lược ngà— Nguyễn Quang Sáng)
1. Trong đoạn văn có dùng tình thái từ. Hãy xác định và nêu ý nghĩa của một tình thái từ.
2 Giới thiệu về các nhân vật “anh”, “con bé” và “tôi " bằng đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi.
3 Đọc đoạn văn, ta thấy tác giả đã miêu tả hai đôi mắt. Đó là đôi mắt của những ai? Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của mỗi nhân vật qua đôi mắt của họ.
4. Tình cảm gia đình là tình cảm gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý thức và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.
--------------------------------------- Hết---------------------------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Gia Trí
Dung lượng: 963,74KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)