Tap tai lieu TV5 moi nhat
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền |
Ngày 09/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Tap tai lieu TV5 moi nhat thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
PHẦN I
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LÀM GIÀU VỐN TỪ - TÌM HIỂU NGHĨA CỦA TỪ - MỞ RỘNG VỐN TỪ VÀ SỬ DỤNG TỪ:
Dạng 1: Làm giàu vốn từ - tìm hiểu nghĩa của từ, mở rộng vốn từ và sử dụng từ:
Làm giàu vốn từ là mục đích của các bài học mở rộng vốn từ theo chủ đề và tất cả các bài học liên quan đến từ. Đó là những bài học theo mạch các lớp từ vựng, mạch cấu tạo từ và mạch từ loại. Các bài tập làm giàu vốn từ rất phong phú, chúng được sắp xếp thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Bài tập yêu cầu nêu nghĩa của các từ, cụm từ, thành ngữ, tục ngữ.
Những bài tập này yêu cầu nêu nghĩa của các từ ngữ cụ thể, nhất là các thành ngữ, tục ngữ.
VD:
Em hiểu “ lao động trí óc” nghĩa là gì?
Em hiểu các thành ngữ dưới đây như thế nào?
Cầu được ước thấy. ( may mắn)
Ước sao được vậy. ( quá may mắn)
Ước của trái mùa. ( điều ước không gắn với hiện thực, khó thực hiện)
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên chúng ta điều gì?
Lửa thử vàng, gian nan thử sức. ( gian nan thử thách giúp con ngưởi trưởng thành)
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan. (Lập nghiệp bằng trí tuệ và công sức lao động là điều đáng được trân trọng).
Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. ( Khẳng định ý nghĩa của lao động)
Bài tập dạng này còn có thể cho HS so sánh, phân biệt nghĩa của các từ đã cho. VD: Phân biệt nghĩa và cách dùng của hai từ: “ mới tinh” và “ mới mẻ”; Phân biệt nghĩa và cách dùng từ của các từ láy: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhen.
Để tạo ra độ khó và tính thú vị cho các bài tập giải nghĩa từ, các bài tập nâng cao yêu cầu giải nghĩa các từ được dùng theo nghĩa bóng, các từ đa nghĩa, các từ Hán -Việt, đặc biệt là các thành ngữ, tục ngữ.
Lưu ý HS khi làm những bài tập này:
Dựa vào các từ đứng trước hoặc đứng sau để rút ra nghĩa.
Tự đặt từ vào cụm từ, câu để rút ra nghĩa.
Hiếu nghĩa của cả từ rồi suy ra nghĩa của từng tiếng trong từ: thiên phú, thiên biến vạn hóa, thiên vị...
Với thành ngữ, tục ngữ có thể dựa vào từng yếu tố của nó để rút ra nghĩa, cũng có thể tìm hoàn cảnh dùng câu thành ngữ, tục ngữ để suy ra nghĩa.
Chú ý phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng, không bỏ sót nghĩa của những từ đa nghĩa. Đặc biệt là thành ngữ và tục ngữ thì thường được dùng với nghĩa bóng.
Nhóm 2: Bài tập mở rộng vốn từ: Đây là dạng bài tập để phát triển vốn từ cho học sinh, cũng là dạng đề kiểm tra sự phong phú về vốn từ và khả năng hệ thống vốn từ của các em. Chúng gồm các kiểu sau:
*Bài tập tìm từ:
- Yêu cầu HS kể ra những từ thuộc một trường liên tưởng nào đó: VD: kể từ chỉ những đức tính tốt của người học sinh.
- Yêu cầu HS tìm những từ cùng lớp từ vựng ( tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tìm từ cùng từ loại, tìm từ có cùng đặc điểm cấu tạo, tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội dung nào đó)...
* Bài tập phân nhóm từ:
Bài tập phân nhóm từ là những bài tập cho sẵn các từ, yêu cầu các em phân loại theo một căn cứ nào đó. Bài tập có thể cho sẵn các từ rời, cũng có thể để các từ trong câu, trong đoạn.
HS có thể phân loại từ theo chủ đề, theo các nhóm nghĩa, phân loại từ theo các lớp từ vựng, theo từ loại, phân loại từ dựa vào cấu tạo.
- Cho từ rời, dựa vào nghĩa, phân nhóm.
- Dựa vào nghĩa, xếp các từ vào ? nhóm Đặt tên cho mỗi nhóm.
- Hãy chia các từ đã cho thành...nhóm và chỉ ra căn cứ dùng để chia.
- Để các từ trong câu, trong đoạn, yêu cầu dựa vào nghĩa phân nhóm. VD: tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa ...có trong đoạn văn, đoạn thơ.
Nhóm 3: Bài tập sử dụng từ.
- Bài tập yêu cầu thay thế từ, điền từ: thay từ đã gạch dưới bằng từ...để câu văn gợi tả, gợi cảm hơn; chọn từ... hay từ... cho mỗi câu sau cho thích hợp.
- Bài tập tạo ngữ: VD: Những từ ngữ nào có thể kết hợp được với từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 426,35KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)