TẬP LÀM VĂN

Chia sẻ bởi Đinh Văn Thiên Vũ | Ngày 10/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: TẬP LÀM VĂN thuộc Tập đọc 2

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
BÀI DẠY CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP LÀM VĂN 2-3
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Phương
Đơn vị: Trường Tiểu học Vạn Phú 3
I/Phân môn tập làm văn ở tiểu học .
Vị trí nhiệm vụ của phân môn tập làm văn ở trường tiểu học.
a/Vị trí của phân môn tập làm văn.
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua tám phân môn (hay bảy loại bài học) khác nhau: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện :
- Phân môn tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài làm văn nói hoặc viếc, người làm phải hoàn thiện cả bốn kĩ năng, nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần .

-Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói, viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác. Phân môn tập làm văn đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bật nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học …

b/Nhiệm vụ phân môn tập làm văn .
-Sản phẩm của phân môn tập làm văn là các bài văn viết hoặc nói theo các kiểu bài do chương trình quy định. Để sản sinh được các bài văn này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc viết tiếng Việt, kĩ năng dùng từ, đặt câu. Đó các kĩ năng phân tích để, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn… các kĩ năng này không được phân môn vào trong môn tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn tập làm văn, cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn tập làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định.
-Thực hiện nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng sản sinh văn bản ở dang nói hay viết, phân môn tập làm văn đồng thới góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư duy, phát triẻn ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.
Ở tiểu học phân môn tập làm văn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng; từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, từ khả năng tái hiện các chi tiết được tới khả năng nhào nặn các vật liẹu có thực trong đời sống để xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện. Khả năng tư duy logíc của học sinh cũng được phát triển trong quá trình học các kiểu bài có phong cách nghệ thuật, việc phân tích đề, lập dàn ý…Giúp cho khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại, lựa chọn… của học sinh được rèn luyện để trở nên sắc bén hơn. Các kiểu bài miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư, viết đơn… giúp cho học sinh phát triển vốn động từ, tính từ, tập vận dụng các biẹn pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, hoán dụ… và làm cho tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, với những người và việc chung quanh nảy nở. Các em thấy vẻ đẹp của một buổi bình minh, một cây phượng ra hoa, một con mèo mướp, thấy dáng vẻ đáng yêu của một em bé tập đi, của một cụ già thương con quý cháu… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em hình thành và phát triển.
2.Các kĩ năng làm văn.
a/Phân môn tập làm văn bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng đã được các phân môn khác hình thành và phát triển còn hình thành và phát triển một hệ thống các kĩ năng riêng. Hệ thống kĩ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của các kĩ năng sinh sản văn bản góp phần quan trọng quyết địng chất lượng các bài văn viết và nói. Như chúng ta đã biết, việc sản sinh một văn bản thường có bốn giai đoạn: giai đoạn định hướng, giai đoạn lập chương trình, giai đoạn thực hiện hóa chương trình và giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành. Có thể thấy các nhóm kĩ năng như sau :
-Nhóm kĩ năng chuẩn bị cho việc sản sinh văn bản gồm: Kĩ năng phân tích đề tài, kĩ năng tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng xây dựng dàn ý .
-Nhóm kĩ năng viết văn bản gồm các kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, liên kết đoạn thành bài. Trong bốn kĩ năng trên, hai kĩ năng sau chủ yếu của phân môn tập làm văn. Hai kĩ năng trước, phân môn làm văn một mặt thừa hưởng kết quả học tập và rèn luyện của các phân môn khác, một mặt sẽ góp phần củng cố và nâng cao chúng.
-Nhóm kĩ năng kiểm tra kết quả và sửa chữa lỗi.
b/Tập làm văn viết nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng viết bài văn theo đề tài đã cho và thuộc các phong cách khác nhau. Trong hai dạng tập làm văn, đây là dạng chúng ta có nhiều kinh nghiệm và có nhiều thành công hơn. Bài tập làm văn viết là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh, vì thế bài văn viết được dùng để đánh giá năng lực này qua mỗi học kì, mỗn năm học và qua kì thi tốt nghiệp cấp học. Ngay trong các kì thi học sinh giỏi, bài văn viết vẫn là hình thức duy nhất để đánh giá và định giải thưởng.
Trong thực tiễn giảng dạy hiện nay, người ta thường cho rằng tiết lập làm văn miệng chuẩn bị cho tiết tập làm văn viết. Điều đó có đúng không? Quan niện đó có giúp cho việc dạy tốt cả hai dạng làm văn này không? Như phần trên đã trình bày, mỗi dạng bài có một yêu cầu và một nội dung, một sản phẩm khác nhau. Hai dạng làm văn nhằm phát triển ở người học năng lực sử dụng tiếng Việt theo phong cách khẩu ngữ hoặt phong cách bút ngữ. Xét về mặt ngôn ngữ học, hai phong cách này có quan hệ với nhau nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau do chúng được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, đồng thời chúng hổ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau. Vì thế không thể quan niệm tiết tập làm văn miệng chuẩn bị cho việc làm trong tiết tập làm văn viết.
3.Tính chất của phân môn tập làm văn.
a/Tính chất tổng hợp của phân môn tập làm văn bộc lộ trên các mặt :
-Phân môn tập làm văn sử dụng toàn bộ các kĩ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn tiếng Việt đảm nhiệm. Khi sử dụng phân môn tập làm văn cũng góp phần phát triển và hoàn thiện chúng.
-Phân môn tập làm văn còn sử dụng kiến thức và kĩ năng do nhiều môn khác trong nhà trường cung cấp.
-Phân môn tập làm văn còn huy động toàn bộ vốn sống hoặc những mảnh vốn sống của học sinh có liên quan đến đề bài. Tả một cây đang ra hoa quả, tả một con mèo bắt chuột hoặc một con gà đang kiếm mối… học sinhđâu có thể chỉ huy động vốn tri thức qua các bài học mà còn phải huy động tất cả những tình cảm, án tượng cảm xúc, những kí ức còn lưu giữ được về các con vật hoặc cây cối đó. Chỉ như vậy bài văn mới trở nên sinh động và có hồn.
-Bài văn, kết quả học tập của phân môn tập làm văn, phản ánh trình độ sử dụng tiếng Việt, trình độ tri thức và hiểu biết đời sống của học sinh. Vì thế, không phải không có lý do khi sản phẩm đó được sử dụng để đánh giá năng lực học tập môn tiếng Việt qua các kì thi.
b/Tính chất sáng tạo của phân môn tập làm văn. Khi làm bài văn học sinh thực hiện một hoạt động giao tiếp. Mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước đề bài. Do đó có thể nói trong việc học làm văn, học sinh được chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn, dạy tập làm văn là dạy em tập suy nghĩ riêng, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mình.
II/Cơ sở của việc dạy tập làm văn ở tiểu học .
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp. Do đó việc dạy tập làm văn dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học. Trong các cơ sở đó, đối với việc dạy tập làm văn ở tiểu học, quan trọng nhất là các hiểu biết về phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ, lý thuyết hoạt động lời nói, ngôn ngữ học, lí luận văn học. Phần đại cương về phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ đã được trình bày. Trong mục này, chúng ta nghiên cứu lí thuyết hoạt động lời nói, trí thức về lí luận văn học, ngôn ngữ học và vận dụng chúng vào việc dạy tập làm văn.
1.Lí thuyết hoạt động lời nói và sự ứng dụng vào việc dạy tập làm văn .
Vận dụng phương pháp tiếp cận hoạt động vào nghiên cứu tâm lí, người ta nói đến các khái niệm thao tác, hành động và nối quan hệ của chúng với nhau và với mục đích chung. Có thể nêu sơ đồ sau :
Hoạt động cụ thể  Động cơ, mục đích chung


Hành động  Mục đích cụ thể


Thao tác  Điều kiện phương tiện
GIỜ HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM
Chúc các thầy cô mạnh khoẻ, hạnh phúc
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Thiên Vũ
Dung lượng: 223,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)