Tập huấn lập ma trận đề kiểm tra mon lịch sử thcs
Chia sẻ bởi Đào Trọng Lực |
Ngày 16/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: tập huấn lập ma trận đề kiểm tra mon lịch sử thcs thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
UBND THÀNH PHỐ BẢO LỘC
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ BẢO LỘC
I/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA , ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
MÔN LỊCH SỬ
1/ Khái niệm kiểm tra, đánh giá:
Đánh giá là quá trình tiến thu thập và xử lí kịp thời có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo
2/ Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Đảm bảo tính khách quan, chính xác
- Đảm bảo tính toàn diện
- Đảm bảo tính hệ thống
- Đảm bảo tính công khai và phát triển
- Đảm bảo tính công bằng
- KTĐG kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo độ tin cậy, tính giá trị, tính toàn diện về nội dung và các loại hình KTĐG
- KTĐG phải đảm bảo kết hợp giữa sự đánh giá của GV và sự tự đánh giá của HS. Yêu cầu là phát huy tính tích cực của HS trong việc xác định mục đích động cơ thái độ cà tâm lí trong học tập.
- Các phương pháp KTĐG càng đơn giản tốn ít thời gian , sức lực và ít chi phí phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cụ thể càng tốt.
Lưu ý Khi ra đề GV cần:
Giảm các yếu tố ngẫu nhiên, may rủi
Diễn đạt đề bài rõ ràng để HS hiểu đúng nội dung, yêu cầu của đề.
Ra nhiều câu hỏi bao quát tới mức tối đa các vấn đề cần kiểm tra.
Câu hỏi kiểm tra đòi hỏi HS vừa phải ghi nhớ, vừa hiểu, vừa phải biết vận dụng.
II/ ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO, ĐỔI MỚI KTĐG
Yêu cầu:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng
Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.
Đánh giá chính xác, đúng thực trạng.
Đánh giá kịp thời, động viên sự phát triển
III/ QUY TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
I: Xác định mục đích đề kiểm tra ( Kiến thức; kĩ năng; Tư tưởng – tình cảm)
II: Xác định hình thức đề kiểm tra: ( Trắc nghiệm và tự luận)
III: Thiết lập ma trận
Bước 1: Liệt kê tên các chủ đề cần kiểm tra.
Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy.
Bước 3: Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề ( nội dung, chương…)
Bước 4: Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra.
Bước 5: Tính số điểm cho mỗi chủ đề ( nội dung, chương) tương ứng với tỉ lệ %.
Bước 6: Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng.
Bước 7: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
Bước 8: Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột.
Bước 9: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
IV: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
V: Xây dựng hướng dẫn chấm ( đáp án và thang điểm cụ thể)
VI: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
THỐNG NHẤT MỘT SỐ ĐIỂM:
Nếu đề mục SGK khác trong chuẩn KT – KN thì lấy đề mục theo chuẩn
Nếu SGK có mà chuẩn không có thì GV có thể dạy lướt hoặc cho HS đọc ở nhà
Nếu chuẩn có, SGK không có thì dạy theo chuẩn
Kiểm tra 45 phút, học kì vẫn theo 2 hình thức ( trắc nghiệm và tự luận tỉ lệ 3/7)
Thống nhất soạn tiết kiểm tra 45 phút, học kì:
I/ Mục tiêu: Qua tiết kiểm tra cần đạt được
1/ Kiến thức:
2/ Kĩ năng:
3/ Thái độ - tình cảm
II/ Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận ( 3/7)
III/ Ma trận đề kiểm tra
( tỉ lệ 4 – 4 – 2 )
IV/ Đề kiểm tra:
Vẫn cho phép dạng câu hỏi. Phương án trả lời đầu câu Viết hoa
Câu hỏi và đáp án ghép thành một câu hoàn chỉnh thì phương án trả lời không viết hoa
Dùng các từ thể hiện Biết, Hiểu, Vận dụng
+ Biết: Với các động từ: nêu, liệt kê, trình bày, khái quát, kể tên vv….
+ Hiểu: Với các động từ: giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lý giải, vì sao nói vv…
+ Vận dụng: Với các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Trọng Lực
Dung lượng: 220,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)