TẬP HUẤN HÈ NĂM 2010 MÔN NGỮ VĂN

Chia sẻ bởi Lê Đức Diệu | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: TẬP HUẤN HÈ NĂM 2010 MÔN NGỮ VĂN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1
TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
PHÒNG GD& ĐT
HẢI LĂNG
Người thực hiện: Lê Đức Diệu
2
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY, HỌC MÔN NGỮ VĂN:
1. THUẬN LỢI:
Sự thay đổi nhận thức của các cấp quản lý, chỉ đạo chuyên môn
về vai trò, tầm quan trọng của khâu kiểm tra, đánh giá.
- Những chỉ thị hướng dẫn kịp thời của Bộ GD&ĐT.
- Thành tựu của khoa học và giáo dục về vấn đề kiểm tra đánh giá trên thế giới và trong nước.
- Sự đổi mới tư duy đánh giá được thể hiện ngay trong SGK.
- Phong trào đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở, phát huy tính tích cực của HS.
3
2. KHÓ KHĂN:
- Nhận thức về ý nghĩa của khâu kiểm tra đánh giá chưa đồng bộ.
- Một bộ phận giáo viên còn thiếu hụt về nhận thức dẫn đến những ngộ nhận trong kiểm tra, đánh giá.
- Nhiều GV còn yếu trong kiểm tra, đánh giá.
-Hiệu quả của các đợt tập huấn về kiểm tra đánh giá chưa cao.
- Do đặc thù riêng của môn Ngữ văn mà khâu kiểm tra, đánh giá cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
4
- Hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học:

Kiểm tra: thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiêu dạy học ;

Đánh giá: xác định mức độ đạt được của quá trình dạy học so với mục tiêu dạy học.
II. QUAN NIỆM VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN:
1. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:
5
2. Chức năng cơ bản của kiểm tra, đánh giá:
- Chức năng xác định mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu dạy học.Thực hiện chức năng này, kiểm tra đánh giá đòi hỏi tính chính xác, khách quan, công bằng.
Chức năng tư vấn, thúc đẩy, điều khiển: là căn cứ để quyết định giải pháp cải thiện thực trạng, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục
+ Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của HS trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện PPDH.
+ Giúp HS biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của CT ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công, từ đó điều chỉnh PP học tập ; phát triển kĩ năng tự đánh giá.
+ Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục.
6
Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN nói riêng :
+ Đảm bảo tính toàn diện

+ Đảm bảo độ tin cậy

+ Đảm bảo tính khả thi

+ Đảm bảo yêu cầu phân hoá

+ Đảm bảo hiệu quả
3. Tiêu chí:
7
4. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT-KN bộ môn Ngữ văn:
- Đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh.
-Kết hợp một cách hợp lý các hình thức kiểm tra, đánh giá.
-Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình;
8
- Hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững KT-KN môn học.
Ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới kiểm tra đánh giá
và quản lý chuyên môn.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp KT-KN và biểu đạt chính kiến của bản thân.
9
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KT-KN:
Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra đánh giá.
Bám sát mục I (Kết quả cần đạt) trong Chuẩn KT-KN.

Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra đánh giá.
Căn cứ vào mục II, III (trọng tâm KT-KN và Hướng dẫn thực hiện).
10
Ví dụ: Xác định nội dung kiểm tra đánh giá
Chủ đề: Thơ VN sau 1945 (Ngữ văn 9)
1. Thuộc lòng một số bài thơ đã học.
2. Nhớ được một số nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
3. Hiểu được nội dung biểu đạt của mỗi bài thơ.
4. Phát hiện được các hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, đặc sắc về ngôn ngữ của mỗi bài thơ.
5. Nhận ra được tình cảm, cảm xúc, tâm trạng nhân vật trữ tình trong mỗi bài thơ.
6. Nhận ra được ý nghĩa tư tưởng của hình tượng thơ.
7. Biết so sánh để nhận ra nét đặc sắc của mỗi bài thơ.
8. Biết khái quát một số đặc điểm cơ bản của thơ VN hiện đại (thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt).
9. Biết cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ VN hiện đại theo đặc điểm thể loại.
10. Biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm thơ trữ tình.
11
Bước 3: Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá.
(Dựa trên kết quả của bước 1, 2 và thang Bloom)
Thang Bloom (đã chỉnh sửa vào năm 2001)
12
Các cấp độ tư duy (theo thang Bloom)
13
14
15
16
Bước 4: Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
17
Bước 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Diệu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)