Tap huan he 2012

Chia sẻ bởi Thcs Van Phuc | Ngày 29/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: tap huan he 2012 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

PHòNG GD & đt HUYệN NINH GIANG
Bài giảng
Bồi dưỡng môn hoá học - hè 2012
Giáo viên thực hiện: Bùi Tuấn Phương - Đàm Ngọc Thạch - Bùi Đăng Phồn
Chào mừng các thầy giáo cô giáo về tham dự lớp bồi dưỡng hè 2012 - môn Hoá Học !
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
Một số vấn đề cơ bản về BĐTD
Cài đặt phần mềm CD MIND-MAP 5Pro
Gợi ý cách lập BĐTD với CD MIND-MAP 5Pro
Làm BT lập BĐTD của những tiết ôn tập chương trong chương trình SGK Hoá 8, 9
Lập ma trận sử dụng chung trong toàn huyện cho các tiết kiểm tra học kỳ I và II Hoá học 8, 9
Giới thiệu các chuyên đề BDHSG Hoá 9
Coppy một số đề thi HSG và đề thi vào 10
I - Bản đồ tư duy
BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề… bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết

II - Ưu điểm của bản đồ tư duy
Dễ nhìn, dễ viết.
Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của HS
Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não.
Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
III - Bản đồ tư duy giúp gì?
Bản đồ tư duy sẽ giúp:
1. Sáng tạo hơn
2. Tiết kiệm thời gian
3. Ghi nhớ tốt hơn
4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể
5. Phát triển nhận thức, tư duy, …

IV - Cách ghi chép trên BĐTD

Nghĩ trước khi viết.
Viết ngắn gọn
Viết có tổ chức
Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần)

V - Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD

Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
Ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.


BƯỚC 1: VẼ CHỦ ĐỀ Ở TRUNG TÂM
Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm
VI - Một số gợi ý khi tạo
bản đồ tư duy
 Quy tắc vẽ chủ đề:
Bạn cần phải vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. Bạn có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà bạn thích. Bạn không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ. Bạn có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
BƯỚC 2: VẼ THÊM CÁC TIÊU ĐỀ PHỤ

Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ:
Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm.Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
BƯỚC 3: TRONG TỪNG TIÊU ĐỀ PHỤ, VẼ THÊM CÁC Ý CHÍNH VÀ CÁC CHI TIẾT HỖ TRỢ
Quy tắc vẽ ý chính và chi tiết hỗ trợ:
Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh.
Bất cứ lúc nào có thể, bạn hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. Mọi người ai cũng có cách viết tắt riêng cho những từ thông dụng. Bạn hãy phát huy và sáng tạo thêm nhiều cách viết tắt cho riêng bạn.
Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm.Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu.
Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn.
BƯỚC 4: Ở BƯỚC CUỐI CÙNG NÀY, HÃY ĐỂ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA BẠN BAY BỔNG

Bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
VII - GIỚI THIỆU MỘT SỐ BĐTD
BẢN ĐỒ TƯ DUY
HÓA HỌC
TỔNG KẾT TOÀN BÀI NƯỚC
Là tính chất không màu nhẹ nhất
Tạo thành nước
Tạo thành K.loại và nước
(tính khử của hiđrô)
K.loại (Al,Zn, Fe) với Axít
Phản ứng thế là phản ứng
giữa nguyên tử của đơn
chất thay thế cho nguyên
tử của hợp chất
Hiđro
Làm nhiên liệu, Nguyên liệu, điều chế Kim loại,
bơm kinh khí cầu….
2
2
VIII - HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP BĐTD
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Van Phuc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)