Tập huấn hè 2008 môn vật lí THCS

Chia sẻ bởi Đào Văn Hải | Ngày 27/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Tập huấn hè 2008 môn vật lí THCS thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:



TậP HUấN

ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY HọC
Và KIểM TRA ĐáNH GIá KếT QUả HọC TậP
MÔN VậT Lí THCS

7 - 2008

Nội dung tập huấn: ( 2 ngày)
Buổi 1:

Sáng:

1. Mục tiêu của đợt tập huấn

2. Phương pháp tập huấn

3. Một số nội dung tập huấn
Kiến thức:
Hệ thống du?c những định hướng, biện pháp đổi mới PPDH môn Vật lí ở THCS.
Trình b�y du?c nội dung một số PPDH thường dùng trong dạy học môn Vật lí THCS.
Nêu được định hướng đổi mới KTĐGKQHT môn Vật lí THCS.
Nêu được những yêu cầu cơ bản của ma trận đề kiểm tra.
Nêu được những nội dung và phương pháp tiến hành một khoá tập huấn theo định hướng đổi mới.
I. MụC TIÊU TậP HUấN
2. Kĩ năng:
Vận dụng được các biện pháp, một số PPDH theo định hướng đổi mới PPDH môn Vật lí ở THCS.
Vận dụng quy trình để l?p du?c ma tr?n đề kiểm tra.

3. Thái độ:
Tích cực áp dụng đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí THCS tại địa phương.
I. MôC TI£U TËP HUÊN
HọC TậP QUA "LàM"
Nói cho tôi nghe - Tôi sẽ quên
Chỉ cho tôi thấy - Tôi sẽ nhớ
Cho tôi tham gia - Tôi sẽ hiểu
Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một làm
Ta làm - Ta sẽ học được
II. PH­¬NG PH¸P TËP HUÊN

Định hướng cơ bản của việc đổi mới PPDH môn Vật lí ở THCS.
Vận dụng PPDH môn Vật lí THCS theo định hướng đổi mới.
Định hướng đổi mới KTĐGKQHT môn Vật lí THCS.
Vận dụng quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra.
III. NéI DUNG TËP HUÊN
NộI DUNG 1
Định hướng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở THCS
1. Dạy học thông qua các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh
- Theo định hướng này, giáo viên là người thiết kế, tổ chức hướng dẫn, điều khiển hoạt động học tập và giữ vai trò chủ đạo. còn học sinh là chủ thể nhận thức, biết cách tự học, tự rèn luyện, từ đó hình thành phát triển nhân cách và các năng lực cần thiết của người lao động mới theo những mục tiêu mới đề ra.
Quan niệm về tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, tích cực một cách chủ động trong quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Sự chủ động trong học tập thể hiện ở chỗ học sinh tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tự giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của giáo viên, học sinh hứng thú, hào hứng trong quá trình học tập, học sinh chủ động trao đổi với nhau và với giáo viên nhiều hơn, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà luôn lật đi lật lại vấn đề.
Quan niệm về sáng tạo trong hoạt động của học sinh
Sáng tạo là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới có giá trị, có ý nghĩa xã hội
Trong học tập yêu cầu sáng tạo đối với học sinh là tạo ra cáI mới đối với bản thân, nhưng là đã biết đối với nhân loại, đối với giáo viên.
Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong các giờ học thể hiện ở chỗ:
+ Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng cách tạo ra các tình huống có vấn đề. Đó là những câu hỏi thú vị gây hứng thú học tập, tạo nhu cầu nhận thức và có thể nghiên cứu được đối với học sinh
+ Thay đổi, phát triển hiểu biết, quan niệm ban đầu của học sinh để đạt được những kiến thức mới.
+ Không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề mà dành cho hoạt động độc lập của học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp, tìm tòi, tạo ra các cuộc tranh luận, thảo luận.
+ Sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
2. Dạy học coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
- Việc rèn kĩ năng là một trong những yêu cầu quan trọng không kém việc trau dồi kiến thức trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Từ trước đến nay trong các trường sư phạm chỉ chú trọng dạy cách làm việc của thầy chứ không quan tâm tới việc dạy cách hướng dẫn học sinh tự học ở trường phổ thông, học sinh tự mày mò tìm cách học chứ giáo viên không dạy họ cách học. Theo định hướng coi trọng việc rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh thì đổi mới dạy học là dạy cách tự học, tự làm, tự làm một cách sáng tạo.
- Quan tâm đến phương pháp học của học sinh, cần từng bước hình thành năng lực tự học để các em có thể tự bổ sung kiến thức và học thường xuyên suất đời bằng cách:
+ Coi trọng việc trau rồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng quá trình để đạt tới kiến thức, như kỹ năng thu thập, sử lý và truyền đạt thông tin.
+ Coi trọng việc truyền thụ các phương pháp nhận thức đặc thù của bộ môn.
3. Dạy học kết hợp hài hòa học tập cá nhân với việc học tập hợp tác theo nhóm:
Các hình thức tổ chức học tập cá nhân, theo nhóm và theo lớp vẫn được áp dụng thường xuyên trong dạy học. Dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh luôn đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ của mỗi học sinh trong quá trình tự lực dành lấy kiến thức mới.
Tuy nhiên trong học tập, không phải bất kỳ một nhiệm vụ học tập nào cũng có thể được hoàn thành bới những hoạt động thuần túy cá nhân. Có những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra khó và phức tạp, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa cá nhân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo lý thuyết về vùng phát triển gần của Vư-gốt-sky, mỗi cá nhân có thể vươn tới những tầm hiểu biết rộng hơn nhờ sự trao đổi với bạn bè thông qua sự hợp tác tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Đó là sự vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp. Từ xưa ông cha ta đã có câu: "Học thầy không tày học bạn".
Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân cần tổ chức cho học sinh học tập hợp tác trong nhóm nhỏ.
4. Dạy học đI đôI với đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải căn cứ vào mục tiêu, và chuẩn kiến thức và kỹ năng của môn học.
- Những kiến thức tái hiện ở trình độ nhận biết, thông hiểu đã trình bày trong SGK, những kỹ năng làm lại chỉ được đánh giá ở mức độ thấp. Việc kiểm tra không chỉ tập trung ở việc học sinh có thể táI hiện, làm lại những kiến thức lý thuyết, kỹ năng thực hành thí nghiệm đã học, mà cần đánh giá và đánh giá cao khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đề sử lý và giải quyết sáng tạo những tình huống mới hoặc ít nhiều thay đổi.
- Phối hợp kiểm tra trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
- Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình.
Cũng thông qua hoạt động nhóm này mà giáo dục cho học sinh tinh thần, trách nhiệm và thói quen trong lao động hợp tác theo sự phân công có kế hoạch của nhóm, chia sẻ kinh nghiêm, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm với công việc chung. Sự hợp tác trong lao động và trong nghiên cứu là một đặc trưng quan trọng của lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại.
5. Dạy học phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động học tập ngoài lớp, khuyến khích vận dụng các PPDH hiện đại:
Để tạo điều kiện cho việc vận dụng kiến thức và kỹ năng nào thực tiễn cuộc sống, phát triển năng lực cần thiết cho học sinh, cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập ngoài lớp học, kết hợp với việc sử dụng các PPDH hiện đại như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học theo nhóm, dạy học theo dự án..
Hệ thống lại về "Định hướng cơ bản trong đổi mới PPDH môn Vật lí ở THCS"
- Tích cực hoá hoạt động HT nhằm phát huy tính chủ động HT của HS.
- Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng tự học cho HS.
- Phối hợp chặt chẽ những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
Đổi mới PPDH đi đôi với đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả HT của HS.
Khuyến khích sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động HT ngoài lớp học kết hợp với việc vận dụng các PPDH hiện đại .
Xem băng hình và trao đổi về băng hình
Nhiệm vụ :
Cả lớp xem băng hình.
Trao đổi thảo luận giữa đồng nghiệp về những điểm ĐM PPDH đã được thể hiện trong băng hình.
Phát biếu ý kiến cá nhân về những khó khăn cụ thể khi thực hiện đổi mới PPDH và nêu cách khắc phục trong điều kiện dạy học hiện tại.
NéI DUNG 2
VËN DôNG PH­¬NG PH¸P D¹Y HäC M¤N VËT LÝ THCS THEO §ÞNH H­íNG §æI MíI
HĐ2: Tìm hiểu một số PPDH đáp ứng yêu cầu đổi mới
Hướng dẫn HĐ2: (Theo kĩ thuật mảnh ghép)
Giai đoạn 1:
Cả lớp chia thành 3 nhóm: Đỏ, xanh, vàng.
Làm việc cá nhân hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Tại mỗi nhóm (cùng màu - cùng nhiệm vụ): Thảo luận chung về các nhiệm vụ, sau đó mỗi cá nhân hoàn thành một nhiệm vụ và có sản phẩm chung.
Giai đoạn 2:
Các cá nhân hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau hợp lại thành 1 nhóm mới.
Từng cá nhân báo cáo công việc đã làm trước nhóm trao đổi để nắm được nhiệm vụ của nhau.
Tổng hợp / hệ thống sản phẩm và trình bày thành 1 báo cáo chung của nhóm.
Treo báo cáo chung của nhóm để "triển lãm".
Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép"


Phiếu học tập của nhóm đỏ:

Nhiệm vụ 1: Hãy trình bày phương pháp dạy học theo nhóm.

Nhiệm vụ 2: Hãy trình bày phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí.



Phiếu học tập của nhóm xanh:

Nhiệm vụ 3: Hãy trình bày phương pháp thí nghiệm.

Nhiệm vụ 4: Hãy trình bày phương pháp dạy học một đại lượng vật lí.



Phiếu học tập của nhóm vàng:

Nhiệm vụ 5: Hãy trình bày phương pháp thực nghiệm.

Nhiệm vụ 6: Hãy trình bày phương pháp dạy học một định luật vật lí.


Hướng dẫn làm việc:
(Tham quan triển lãm sản phẩm của các nhóm)
Các nhóm phân công:
- Người đi tham quan, phát hiện vấn đề và trao đổi với “chủ nhà”, chuẩn bị nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
- Chủ nhà tiếp khách, trả lời câu hỏi của “khách”.
- Tất cả trở về nhóm, báo cáo vấn đề đã trao đổi ở nhóm bạn, đề xuất vấn đề (nếu có).
Thảo luận chung toàn lớp: Thống nhất vấn đề, chốt lại nội dung vừa tìm hiểu và ĐG sản phẩm cũng như quá trình hoạt động của các nhóm.
Ngµy thø hai

HĐ4: Soạn trích đoạn vận dụng ĐMPPDH

Nhiệm vụ :

Cả lớp thống nhất chọn và soạn 1 trích đoạn về một đoạn của bài học trong SGK Vật lí THCS (Phần II, bài 7: áp suất; Vật lí 8).
áp dụng những biện pháp và những PPDH cụ thể để soạn trích đoạn (nêu rõ mục tiêu trích đoạn, HĐ của GV và HĐ của HS).
Trình bày trích đoạn đã soạn trên giấy A0 trước đồng nghiệp.
Sản phẩm: Mỗi nhóm trường 1 trích đoạn.
NộI DUNG 3

ĐịNH HướNG ĐổI MớI KIểM TRA ĐáNH GIá KếT QUả HọC TậP
MÔN VậT Lí THCS
6 đinh hướng
1. Đổi mới về nội dung kiểm tra, đánh giá:
Nội dung ĐG không chỉ dừng lại ở y/c tái hiện KT đã học, mà ĐG được toàn diện các mục tiêu về KT và KN mà HS cần đạt.
Đặt trọng tâm vào việc ĐG khả năng vận dụng KT, KN và trí thông minh sáng tạo của HS trong tình huống của cuộc sống thực.
Phải phản ánh được đầy đủ các cấp độ nhận thức KT (biết, hiểu và vận dụng) và KN (kém, trung bình, khá, giỏi).

2. Đổi mới về hình thức kiểm tra, đánh giá.
Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá. Cần phối hợp một cách hợp lí giữa kiểm tra lí thuyết với kiểm tra thực hành, kiểm tra vấn đáp (mi?ng) với kiểm tra viết, kiểm tra của GV với tự kiểm tra của HS v.v..., nhằm đánh giá một cách toàn diện và hệ thống kết quả học tập của HS.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm bài và xử lí kết quả kiểm tra sao cho vừa nhanh, vừa chính xác, bảo đảm được tính khách quan và sự công bằng, hạn chế được tiêu cực trong việc ĐGKQHT của HS.
3. Sử dụng kết hợp trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận trong việc ra đề kiểm tra viết 1 tiết.
Trắc nghiệm tự luận thường được dùng cho các yêu cầu ? trình d? cao về giải thích hiện tượng, khái niệm, định luật, giải các bài tập định lượng, .. (khuy?n cáo không nên dùng câu h?i t? lu?n d? ki?m tra m?c d? B).
Trắc nghiệm khách quan có thể dùng cho mọi yêu cầu ở mọi trình độ (Câu đúng - sai; Câu ghép đôi; Câu điền khuyết; Câu hỏi nhiều lựa chọn (khuyến cáo chỉ nên dùng dạng câu hỏi nhi?u l?a ch?n để DG tổng kết KQHT c?a HS).
4. Ba cấp độ nhận thức cần đánh giá.
Nhận biết (B) - Thông hiểu (H) - Vận dụng (VD)
Tỉ lệ % điểm của các câu hỏi "H" phải cao hơn hoặc ít nhất bằng tỉ lệ % điểm của các câu hỏi "B" và "VD".
Tỉ lệ % điểm của các câu hỏi "B - H - VD" là một trong các căn cứ để đánh giá mức độ khó của đề kiểm tra. Tùy theo điều kiện dạy học thực tiễn ở từng địa phương mà quyết định tỉ lệ này cho phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, môn Vật lí phấn đấu đạt tỉ lệ này ở khoảng 30%B - 40%H - 30%VD, v� phấn đấu giảm bớt tỉ lệ câu hỏi ở cấp độ "B" và tăng dần tỉ lệ câu hỏi ở cấp độ "H" và đặc biệt là cấp độ "VD cao".
Phạm vi kiểm tra:
KT, KN được ki?m tra toàn diện.
Số câu hỏi đủ lớn để bao quát được phạm vi ki?m tra (? 10 câu).
Số câu hỏi ĐG mức độ đạt 1 ND không nên quá 3.
Mức độ kiểm tra:
Không nằm ngoài CT,
Theo chuẩn KT, KN
5. Tiêu chí biên soạn một đề kiểm tra viết môn Vật lí.
H×nh thøc kiểm tra:
KÕt hîp t¾c nghiÖm tù luËn vµ kh¸ch quan.
TØ lÖ TNTL vµ TNKQ phï hîp víi bé m«n (1/2) (15phót-TL; 30phót-KQ; Sè c©u KQ ≤ 30 c©u.
T¸c dông ph©n hãa:
Cã nhiÒu c©u hái ë cÊp ®é nhËn thøc khã, dÔ kh¸c nhau.
Thang ®iÓm ph¶i ®¶m b¶o HS trung b×nh ®¹t y/c, ®ång thêi cã thÓ ph©n lo¹i ®­îc HS kh¸, giái.
5. Tiêu chí biên soạn một đề kiểm tra viết môn Vật lí.
Có giá trị phản hồi:
Có tình huống để HS bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực.
Phản ánh được ưu điểm, thiếu sót chung của HS.
Độ tin cậy: Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài ki?m tra.
Đáp án biểu điểm chính xác để mọi GV và HS vận dụng cho kết quả giống nhau.
5. Tiêu chí biên soạn một đề kiểm tra viết môn Vật lí.
Tính chính xác, khoa học:
Không có sai sót.
Diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết y/c tới HS.
Tính khả thi:
Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS.
Có tính đến thực tiễn của địa phương.
5. Tiêu chí biên soạn một đề kiểm tra viết môn Vật lí.

6. Quy trình biên soạn một đề kiểm tra viết.

1) Xác định mục đích kiểm tra (giữa, cuối h?c kì).
2) Xác định mạch ND cần kiểm tra (dựa vào chuẩn KT, KN thuộc phạm vi dự định kiểm tra).
3) Xây dựng ma trận 2 chiều.
4) Thiết kế câu hỏi theo ma trận.
5) Xây dựng đáp án và biểu điểm.
NộI DUNG 4

VậN DụNG QUY TRìNH XÂY DựNG MA TRậN Đề KIểM TRA VIếT 1 TIếT
1. Mục đích xây dựng ma trận
a. Là công cụ lập kế hoạch xây dựng bài kiểm tra - Trước khi học sinh làm bài
Đảm bảo rằng nội dung bài kiểm tra đã đánh giá đầy đủ các cấp độ tư duy.
Đảm bảo nội dung đề kiểm tra đã đánh giá các nội dung kiến thức cần thiết.
b. Công cụ để đánh giá các đề kiểm tra hiện có - sau khi học sinh làm bài
Kế hoạch ra đề kiểm tra ban đầu có được thực hiện đúng không?
Các nội dung và cấp độ tư duy nào đã được đánh giá?
2. Những tiêu chí cơ bản để thẩm định chất lượng của ma trận, tiêu chí kĩ thuật của đề
Ma trận ra đề có thể hiện các chủ đề chính và các nội dung chương trình cần đánh giá không?
Ma trận có giúp đánh giá liệu câu hỏi có phù hợp với nội dung và chương trình đã đề ra không?
Ma trận có nêu rõ các nội dung kiến thức và yêu cầu mà học sinh cần nắm không?
Trong ma trận, những nội dung quan trọng của chuẩn chương trình có tỉ trọng điểm số cao tương ứng và các nội dung ít quan trọng hơn có tỉ trọng điểm số thấp tương ứng không?
Ma trận có thể hiện hình thức các câu hỏi tương ứng với từng ô nội dung - cấp độ tư duy và gợi ý cách thức đánh giá hiệu quả nhất hay không?
3. Tỷ lệ các cấp độ nhận thức trong ma trận:
- Biết khoảng 30%
- Hiểu khoảng 37%
- Vân dụng khoảng 33%
Ví dụ về bảng ma trận đề kiểm tra 1 tiết lớp 7:
Phạm vi kiểm tra: bài 1 đến bài 9
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)