Tập huấn GD Hòa nhập

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Kim Anh | Ngày 06/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: tập huấn GD Hòa nhập thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

Phát triển kỹ năng giao tiếp của GVHT
Thảo luận
Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp với cuộc sống con người
Có những quan niệm nào về giao tiếp?
Có những hình thức giao tiếp nào?
Khái niệm
Giao tiếp là một nhu cầu không thể thiếu của con người.
Hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc trưng, đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành nhân cách con người.
Giao tiếp còn là một cách thức vô cùng quan trọng của hoạt động học. Nhờ có giao tiếp mà con người có được những kinh nghiệm, kiến thức một cách nhanh chóng và với số lượng lớn.
Giao tiếp là trao đổi tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp.
Phạm Minh Hạc
“Giao tiếp là hoạt động được xác lập và vận hành các quan hệ giữa người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa ta với nhau”
Khái niệm giao tiếp không thể dùng chung với khái niệm giao lưu. Khái niệm giao tiếp được hiểu là sự tiếp xúc về mặt tâm lý giữa con người với con người nhằm trao đổi, liên hệ với nhau về thông tin, trao đổi về mặt tình cảm, thái độ, tri giác lẫn nhau.
L. X. Vưgôtxki
Giao tiếp là sự thông báo hoặc là quan hệ qua lại thuần túy giữa người với người, như là một trao đổi quan điểm và cảm xúc.
A.L. Kêlôbinxki
Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối tượng và thông tin giữa những con người. Trong quá trình tác động đó, quan hệ liên nhân cách được bộc lộ hình thành.
Ta có thể hiểu giao tiếp là trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người. Nó bao gồm việc gửi thông tin về một chủ đề nào đó và tiếp nhận những thông tin phản hồi. Muốn trở thành một hoạt động trong cuộc sống hàng ngày thì thông tin được trao đổi cần có ý nghĩa. Giao tiếp tốt là cần phải có sự lần lượt khởi đầu và đáp ứng từ hai phía.
Thông điệp
Người gửi người nhận
Phản hồi
Giao tiếp và hoạt động không tồn tại song song hay tồn tại độc lập, chúng tồn tại thống nhất.
Kĩ năng lắng nghe
Bạn hiểu kỹ năng lắng nghe là gì?
Mục đích và hiệu quả của việc sử dụng kỹ năng lắng nghe trong các hoạt động tư vấn?
Lắng nghe là nghe một cách tập trung và có mục đích để thu nhận thông điệp.
Lắng nghe là sẵn sàng đón nhận, hiểu thông điệp từ người khác và nghe được những cảm xúc trong giao tiếp.
Lắng nghe là chú ý nghe kết hợp quan sát.
Lắng nghe là một khả năng và cũng là một nghệ thuật để hiểu những gì mà người khác truyền đạt bằng lời hay bằng ngôn ngữ không lời.
Lắng nghe là cấp độ cao hơn nghe, vì cần sự cố gắng và tham gia của trí tuệ.
Lắng nghe sẽ hỗ trợ giao tiếp khi:
Người nói ý thức được rằng có người đang nghe họ.
Lắng nghe được xen giữa giao tiếp và truyền đạt.
Thảo luận
Trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau, yêu cầu người GVHT sử dụng kỹ năng lắng nghe như thế nào?
Làm thế nào để phát triển kỹ năng lắng nghe?
Làm thế nào để kích thích lắng nghe từ người giao tiếp?
Xây dựng kế hoạch hoạt động
- Lập kế hoạch hoạt động GDHN của trường trong giai đoạn từ tháng 4 đến hết tháng 12/2/2010
- Lập kế hoạch hoạt động của GVHT trong thời gian trên.
Thái độ lắng nghe

Tập trung: nhìn người nói, hướng về phía người nói, không làm việc khác.
Kiên nhẫn: cho người nói thời gian và khoảng trống để nói những điều họ muốn nói, thậm chí cả những điều bạn không đồng ý; nếu người nói dài quá thì ghi chép ý chính.
Đồng cảm, tin tưởng, tôn trọng người nói.
Khách quan, mục tiêu đầu tiên là nghe thông điệp, việc đánh giá có thể tiến hành sau.
Lắng nghe để thu nhận những gì
Thông điệp mà người nói muốn chuyển tải.
Thông tin có liên quan đến chủ đề mà người nói trình bày.
Thông qua ngôn ngữ không lời (vẻ mặt, điệu bộ...) để hiểu được mục đích, cảm xúc hay tâm trạng của người nói.
Tạo niềm tin, cảm giác chia sẻ, thấu hiểu, an toàn… cho người nói chuyện
Thể hiện sự lắng nghe, quan tâm, thích thú như thế nào ?
Nhìn thẳng vào người nói, gật đầu, có tiếng tán thưởng như: ồ, à, thế à ...
Có câu hỏi thắc mắc, làm rõ thêm vấn đề.
Ghi chép ý chính.
Biểu đạt ngôn ngữ không lời, ví dụ tỏ ra ngạc nhiên, run sợ, vui sướng ... tuỳ theo nội dung và cách truyền đạt của người nói.
Là tấm gương phản chiếu để cùng biểu hiện tâm trạng của người nói.
Làm thế nào để chứng tỏ mình nắm vững thông điệp ?

Tránh ngắt lời thường xuyên hay thách thức người nói dẫn tới tranh luận cá nhân gay gắt.
Tóm tắt những điểm chính mà người nói vừa trình bày.
Có phản hồi thích hợp đối với người nói.
Như thế nào gọi là lắng nghe tích cực?
Những yếu tố nào tác động đến hiệu quả lắng nghe?
Trong quá trình giao tiếp, yếu tố nào là yếu tố bạn có thể điều chỉnh để tạo hiệu quả giao tiếp tốt?
Bạn hãy đưa ra một tình huống về sử dụng kỹ năng lắng nghe mà bạn gặp phải trong công việc. Bạn đẵ điều chỉnh nhu thế nào để kết quả cuộc nói chuyện thành công, đạt mục tiêu để ra?
Nội dung: hấp dẫn, phong phú, thiết thực, phù hợp với nhu cầu hay tẻ nhạt không hấp dẫn, không thiết thực.
Môi trường: yên tĩnh thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ hay quá nóng, quá lạnh, chật chội, ồn ào.
Con người: Người nói có cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, hấp dẫn, có phương pháp sư phạm, hay ngược lại.
Cả người nói và người nghe:
Thái độ: tôn trọng, cởi mở, thân thiện, chân thành, khách quan, tự tin, xây dựng hay thiếu tôn trọng, mất bình tĩnh, khó gần.
Tâm trạng: vui vẻ, thoải mái, tập trung hay buồn chán, lo âu, phân tán tư tưởng.
Tình trạng sức khoẻ: cơ thể khoẻ mạnh hay ốm đau, mệt mỏi.
Trình độ: học vấn, chuyên môn, ngôn ngữ.
Quan niệm về: tuổi tác, giới tính, chính trị, xã hội, tôn giáo.
Nhận thức: giống hay khác biệt giữa người nói và người nghe.
Các yếu tố khác: uy tín cá nhân, địa vị xã hội..
Tình huống 1
Khi làm việc với gia đình trẻ khuyết tật, bạn gặp phải một phu huynh nói quá nhiều, nhưng nội dung lại không nhằm cung cấp các thông tin mà bạn cần.
Làm thế nào để bạn:
Thu thập được những thông tin cần thiết,
Thu hút sự chú ý của phụ huynh khi đưa ra những lời khuyên chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật,
Nhóm thảo luận giải quyết tình huống trên.
Tình huống 2:
Khi làm việc với gia đình trẻ khuyết tật, bạn gặp phải một phu huynh quá e dè, không cới mở,
Làm thế nào để bạn:
Khuyến khích phụ huynh tâm sự, đưa ra những thông tin cần thiết
Nhóm thảo luận giải quyết tình huống trên
Thảo luận

Bạn hiểu kỹ năng quan sát là gì?
Mục đích và hiệu quả của việc sử dụng kỹ năng quan sát.
Quan sát
Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình.
Quan sát đòi hỏi sự chú ý và nhận thức của người quan sát. Quan sát luôn có chủ ý và giả định trước là người quan sát tiến hành hoạt động này có mục đích và đôi khi đối tượng được quan sát cũng có mục đích riêng của họ.
Khi ai đó quan sát một sự kiện hay quan sát các cá nhân trong sự kiện đó, người này cũng tham gia ở một mức độ nhất định vào sự kiện (trước, trong và sau sự kiện).
Quan sát bổ xung cho lắng nghe trong việc tiếp nhận thông điệp/thông tin từ bên ngoài (hơn thế nữa quan sát là một hình thức của lắng nghe).
Một sự quan sát chính xác và nhạy bén có thể cung cấp thêm thông tin về những gì tiềm ẩn bên trong những điều được nói ra.
Quan sát là một hoạt động của tinh thần, nó giúp chúng ta ý thức về những góc độ khác của giao tiếp.
Mục đích của quan sát
Để đánh giá kiến thức, thái độ, kĩ năng.
Để phân tích một quá trình.
Để thu thập thông tin.
Để đạt mục tiêu học tập nhất định.
Để cung cấp thông tin phản hồi về cách thức tiến hành một quá trình; từ đó có các biện pháp làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn.
Để học hỏi từ những gì quan sát được (về phía người quan sát).
Các mức độ quan sát
Quan sát khách quan: người quan sát không can thiệp vào quá trình tham gia các hoạt động của trẻ mà chỉ như người ngoài cuộc thu thập các thông tin theo nội dung và mục tiêu đã định sẵn
Quan sát bán chủ động: người quan sát chủ yếu vẫn đóng vai trò thụ động, nhưng để làm rõ những thông tin cần có người quan sát có thể tạo ra các hoạt động phụ trợ để trẻ tham gia.
Quan sát chủ động: người quan sát tạo ra các tình huống, tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia nhằm mục đích lấy được các thông tin cụ thể, chi tiết đáp ứng mục tiêu quan sát.
Phát triển kĩ năng quan sát
Quan sát chung, bao quát không gian rộng / cả lớp, hoặc từng cá nhân, nhóm nhỏ.
Quan sát kết hợp với lắng nghe và suy ngẫm.
Quan sát từ nhiều góc độ, khía cạnh.
Quan sát khách quan, không nên áp đặt, thoát khỏi tâm trạng riêng tư. Tránh định kiến, quan niệm, kinh nghiệm chủ quan của người quan sát.
Quan sát kết hợp xử lí thông tin (liên hệ, so sánh đối chiếu...)
Quan sát liên tục.
Khi quan sát, tạo cơ hội cho học viên phản hồi.
Thái độ qua sát: thân thiện, cởi mở, vui vẻ, ánh mắt trìu mến, khuyến khích.
Vị trí quan sát phù hợp và di chuyển hợp lí.
Lưu ý
Tôn trọng những gì đang diễn ra tự nhiên với trẻ.
Không nên áp đặt, thoát khỏi tâm trạng riêng tư.
Tránh định kiến, quan niệm, kinh nghiệm chủ quan của người quan sát.
Quan sát chung, bao quát không gian rộng, từng bộ phận, chi tiết và từ nhiều góc độ, khía cạnh, vị trí khác nhau.
Trong quá trình quan sát cần:
Không bỏ sót chi tiết dù nhỏ;
Không diễn giải thông tin theo ý kiến chủ quan;
Nhanh, ngắn gon, đầy đủ và dễ hiểu;
Liên kết các thông tin và các sự kiện diễn ra.
Quan sát kết hợp xử lí thông tin (liên hệ, so sánh đối chiếu...)
Kĩ năng phỏng vấn

Khái niệm
Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được cấu trúc một cách đặc biệt, nhằm thu thập thông tin vì mục đích công việc và cho những muc. Tiêu cụ thể.
Phỏng vấn vì mục đích công việc/nghề nghiệp được phân biệt với những cuộc nói chuyện thông thường ở tính mục đích và cấu trúc.
Thực hiện thành công một cuộc phỏng vấn đòi hỏi những kỹ năng đầy kinh nghiệm của người phỏng vấn.
Trình độ nghề nghiệp phản ánh việc nắm vững các kỹ thuật phỏng vấn.
Mục đích của phỏng vấn
Nhằm xây dựng các quan hệ tiếp xúc
Xác định nguyên nhân và kết quả
Đánh giá kết quả
Sáng tỏ các vấn đề
Thu thập thông tin cần thiết
Sự định hướng vào kết quả/giả thuyết
Định hướng vào hành động
Tìm kiếm cơ hội/thời cơ
Quá trình phỏng vấn:
Nhận thức hay "đánh giá bằng mắt" môi trường sống/nơi cuộc phỏng vấn được diễn ra.
Không bỏ qua những chi tiết dù nhỏ
Dành một phút đầu tiên cho việc ổn định tư thế, tâm trạng và tạo bầu không khí
Mạnh dạn bắt đầu đi vào bước đầu tiên của cuộc phỏng vấn
Làm thế nào để gây sự tín nhiệm trong quá trình phỏng vấn:
Sử dụng qui tắc "nghe ngóng tích cực": quan tâm tới người được phỏng vấn
Tiếp xúc liên tục bằng mắt
Sử dụng ngôn ngữ bằng lời thích hợp: xưng hô, tốc độ vừa phải, nhẹ nhàng, giọng nhỏ hơn người được phỏng vấn, sự phù hợp trong sử dụng lời nói, cắt ngang lời nói của người được phỏng vấn v.v.
Điều chỉnh phù hợp: "đồng cảm", "đồng bộ hoá cử chỉ", "đồng bộ hoá hơi thở"
Chú ý đến vấn đề về giới trong cuộc phỏng vấn.
Kết thúc phỏng vấn
và phân tích kết quả đạt được
Kết thúc cuộc phỏng vấn:
Tóm tắt lại một số nội dung cơ bản của cuộc phỏng vấn.
Đưa ra một số đánh giá ban đầu (nếu cần thiết).
Thống nhất kế hoạch.
Xắp xếp cho cuộc gặp lần sau.
Cảm ơn người được phỏng vấn.
Phân tích kết quả phỏng vấn:
Tổng hợp và xác định các nội dung cụ thể có được sau phỏng vấn dưới góc độ của nhà chuyên môn bằng hình thức báo cáo.
Kết quả thu được phải phản ánh trung thực
Duy trì mối liên hệ:
Tất cả những kết quả thu được cần phải được chia sẻ với những người liên quan.
Kỹ năng phỏng vấn cần thiết:
Những câu hỏi đầu tiên nên về những điều mà trẻ đã được học, đã được trải nghiệm, trẻ có thể trả lời một cách tương đối dễ dàng (học tập dựa trên kinh nghiệm)
Biết sử dụng những câu hỏi tích cực và tránh đặt câu hỏi tiêu cực đối với trẻ
Ví dụ:
"Nào, con hãy kể cho cô nghe con làm được những việc gì nhỉ?"
"Mẹ con bảo, con chẳng làm được việc gì hết"
Nên cụ thể:
"Bật chiếc đèn này sáng lên thì ấn vào công tắc nào nhỉ?".
Hỏi càng cụ thể càng tốt: phân chia câu hỏi tổng quát thành những câu hỏi cụ thể.
Làm thế nào để tránh xung đột
Phát huy những đặc điểm tính cách phù hợp: Biết tôn trọng, tin tưởng vào người đối thoại, biết kiềm chế, hoà nhã, nhẹ nhàng, khiêm nhừng và biết chấp nhận, tránh làm người khác mất mặt
đưa lịch trình rõ ràng, luật lệ, nội quy và những hậu quả có thể xảy ra
Thường xuyên ghi lại và xem xét những thoả thuận
Xác định chuẩ mực để qui chiếu
Xác định trước các vấn đề tiềm ẩn
Luôn tạo và duy trì không khí thân mật, vui vẻ và đoàn kết
Phương châm và nguyên tắc để tiến tới thoả thuận

Thông tin là sức mạnh, hãy chia sẻ cùng mọi người
Quan điểm và nhận định khác nhau đẫ đến hiểu nhầm và thiếu tin tưởng- đặt mọi người vào tình huống của ngưòi khác
Đôi bên cùng có lợi – là chìa khoá tránh thất bại và tận dụng các loại nhu cầu khác nhau
Đặt lợi ích của tâo thể lên trên lợi ích của cá nhân
Khéo kéo động viên, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau
Trình tự xử lý

Những người trực tiếp liên quan trình bày ý kiến của mình về vấn đề
Hai bên cùng nhìn nhận tình huống từ các góc độ cá nhân và góc độ chung
Cùng thảo luận để đưa ra giải pháp đôi bên cùng có lợi
Có thể có sự can thiệp, tư vấn của ngừoi phụ trách nhóm nhỏ, hoặc nhóm lớn
Thăm dò xem cách giải quyết đã hợp tình hợp lý chưa
Những phẩm chất của GVHT giỏi
Tính khôi hài
Tính thẳng thắn
Trực giác:
Sáng tạo:
Điều chỉnh linh hoạt:
Tự tin và nhiệt tình:
Tinh thần tập thể:
Tự trọng cao:
Chân thành:
Cầu thị:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Kim Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)