Đề cương ôn thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hạnh |
Ngày 09/10/2018 |
298
Chia sẻ tài liệu: Đề cương ôn thi thuộc Địa lí 4
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ HỌC KÌ I LỚP 4
1. Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng liên Sơn?
(Địa hình: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.)
2. Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc?
(Nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc.)
3. Nêu tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: (những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.)
4. a/ Kể tên một số dân tộc ít người sống ở Hàng Liên Sơn: (Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn: Mông, Thái, Dao....)
b/ Đặc điểm dân cư của Hàng Liên Sơn? (Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư tập trung thưa thớt.)
c/ Tại sao người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở? (Người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.)
5. a/ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hàng Liên Sơn?
(Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ... Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa,.....)
b. Các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn: Lễ Hội chơi núi mùa xuân, lễ hội xuống đồng. Các lễ hôi thường tổ chức vào mùa xuân. Có các hoạt động như múa sạp,thi hát, ném còn,...
6. Nêu những khó khăn của giao thông miền núi?
(đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.)
7. Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ: (vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.)
8. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ?
(Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. Trồng rừng được đẩy mạnh)
9. Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì?
(Che phủ đồi trọc. Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi)
10. Nêu quy trình chế biến chè?
(Hái chè; Phân loại chè; Vò, sấy khô; Các sản phẩm chè)
11. Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên?
Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn, các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon tum, Đắk lắk, Lâm Viên, Di Linh..
Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: trời nắng gay gắt đất khô vụn bở. Mùa mưa: thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
12. Kể tên các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên? (Gia –rai; Ê- đê; Ba- na; Xơ- đăng,...)
13. Mô tả trang phục của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên?
Trang phục truyền thống: nam thường quấn khố, nữ thường quấn váy
15. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên?
(Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,...) trên đất badan. Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ. Sử dụng sức nước để sản xuất điện. Khai thác gỗ và lâm sản quí).
1. Nêu đặc điểm về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng liên Sơn?
(Địa hình: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Khí hậu: ở những nơi cao lạnh quanh năm.)
2. Vì sao Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc?
(Nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp nên Sa Pa trở thành nơi du lịch nghỉ mát lí tưởng ở vùng núi phía Bắc.)
3. Nêu tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: (những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.)
4. a/ Kể tên một số dân tộc ít người sống ở Hàng Liên Sơn: (Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn: Mông, Thái, Dao....)
b/ Đặc điểm dân cư của Hàng Liên Sơn? (Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư tập trung thưa thớt.)
c/ Tại sao người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở? (Người dân ở Hàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.)
5. a/ Mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hàng Liên Sơn?
(Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ... Nhà sàn: được làm từ các vật liệu tự nhiên: tre, gỗ, nứa,.....)
b. Các lễ hội ở Hoàng Liên Sơn: Lễ Hội chơi núi mùa xuân, lễ hội xuống đồng. Các lễ hôi thường tổ chức vào mùa xuân. Có các hoạt động như múa sạp,thi hát, ném còn,...
6. Nêu những khó khăn của giao thông miền núi?
(đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt lở vào mùa mưa.)
7. Nêu một số đặc điểm về địa hình của trung du Bắc Bộ: (vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.)
8. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở trung du Bắc Bộ?
(Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. Trồng rừng được đẩy mạnh)
9. Ở trung du Bắc Bộ người ta trồng rừng có tác dụng gì?
(Che phủ đồi trọc. Ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi)
10. Nêu quy trình chế biến chè?
(Hái chè; Phân loại chè; Vò, sấy khô; Các sản phẩm chè)
11. Nêu một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên?
Địa hình: vùng đất cao, rộng lớn, các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon tum, Đắk lắk, Lâm Viên, Di Linh..
Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa khô: trời nắng gay gắt đất khô vụn bở. Mùa mưa: thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
12. Kể tên các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên? (Gia –rai; Ê- đê; Ba- na; Xơ- đăng,...)
13. Mô tả trang phục của một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên?
Trang phục truyền thống: nam thường quấn khố, nữ thường quấn váy
15. Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên?
(Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, hồ tiêu,...) trên đất badan. Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ. Sử dụng sức nước để sản xuất điện. Khai thác gỗ và lâm sản quí).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hạnh
Dung lượng: 20,08KB|
Lượt tài: 25
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)