Tap huan

Chia sẻ bởi Vũ Thị Bình | Ngày 06/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: tap huan thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:


HỘI THẢO
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH QUỐC TẾ (PISA)

11-2010






CẤU TRÚC ĐỀ THI PISA


Tháng 11 năm 2010

GIỚI THIỆU ĐỀ ĐỌC HIỂU
1. Tổng quan;
2. Mức độ thông thạo đọc hiểu
3. Phân tích câu hỏi ;
4. Đánh giá Đề Đọc hiểu …

1. Tổng quan
Đề Đọc hiểu có 64 câu hỏi, gồm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận. Đề bao gồm các đoạn văn bản sau đây:
Cấu trúc của đề Đọc hiểu
Cấu trúc của đề Đọc hiểu
Cấu trúc của đề Đọc hiểu
Cấu trúc của đề Đọc hiểu
Cấu trúc đề thi PISA 2009
Kết quả thử nghiệm PISA 3 tỉnh
Bảng 3.1 Điểm trung bình của các tỉnh

HỘI THẢO
VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ
HỌC SINH QUỐC TẾ (PISA)

11-2010
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – Giám Đốc điều phối quốc gia
TỔNG QUAN VỀ PISA
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
BÁO CÁO 1

TỔNG QUAN VỀ PISA
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PISA
PISA là viết tắt của "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và chỉ đạo.
Hiện nay đã có gần 70 quốc gia tham gia vào các cuộc khảo sát với chu kỳ 3 năm/lần này để theo dõi tiến bộ của mình nhằm phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
ĐẶC ĐIỂM CỦA PISA
PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ.
PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
Tính độc đáo của PISA cũng thể hiện ở những vấn đề được xem xét và đánh giá:
Chính sách công (public policy).
Hiểu biết phổ thông (literacy).
Học tập suốt đời (lifelong learning).
VIỆT NAM SẼ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH PISA VÀO 2012

MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH PISA
Mục tiêu của Chương trình PISA là đánh giá năng lực của học sinh ở độ tuổi 15 kết thúc phần giáo dục bắt buộc đã được chuẩn bị để đáp ứng những thách thức của cuộc sống sau này.
PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánh được ở tầm quốc tế cũng như sự tiến bộ về khả năng đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15 ở các quốc gia tham gia PISA.

Những năng lực được đánh giá trong Chương trình PISA
Là những kiến thức, kỹ năng thiết yếu chuẩn bị cho cuộc sống ở một xã hội hiện đại.
Các lĩnh vực năng lực phổ thông được sử dụng trong PISA bao gồm:

Năng lực toán học (mathematic literacy)
Năng lực đọc hiểu (reading literacy)
Năng lực khoa học (science literacy)
Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)

Năng lực toán học (mathematic literacy)
Năng lực toán học được thể hiện ở 3 nhóm (cấp độ) :
Nhóm 1: Tái hiện (lặp lại).
Nhóm 2: Kết nối và tích hợp.
Nhóm 3: Tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện.
Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu

Năng lực đọc hiểu (reading literacy)
Là năng lực hiểu, sử dụng và phản hồi lại ý kiến của một cá nhân sau khi đọc một văn bản, nhằm mục đích nâng cao kiến thức và có thể tham gia vào đời sống xã hội.
Năng lực đọc hiểu được xác định trên ba phương diện:
Thu thập thông tin.
Phân tích, lí giải văn bản.
Phản hồi và đánh giá.

Năng lực khoa học (science literacy)
Nhận biết các vấn đề khoa học: đòi hỏi học sinh nhận biết các vấn đề mà có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học;
Giải thích hiện tượng một cách khoa học: học sinh có thể áp dụng kiến thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi;
Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.
Kĩ năng giải quyết vấn đề (problem solving)
Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tế. Thông qua những tình huống rèn luyện trí óc, yêu cầu học sinh phải biết vận dụng, phối hợp các năng lực đọc hiểu, làm toán và khoa học để đưa ra các giải pháp thực hiện.
Hiện mới thực hiện 1 lần duy nhất vào năm 2003 , sẽ được đánh giá năm 2012.

Hình thức đề và các dạng câu hỏi
Số lượng các câu hỏi của một kì đánh giá của PISA tương đương với tổng thời lượng làm bài trong khoảng 07 giờ. Các câu hỏi này được tổ hợp thành các đề thi khác nhau. Thời gian làm của mỗi đề là 2 giờ.
Mỗi đề thi của PISA được cấu thành từ các bài tập. Cấu trúc mỗi bài bao gồm hai phần: phần một nêu nội dung tình huống (có thể trình bày dưới dạng văn bản, bảng, biểu đồ, …), phần hai là các câu hỏi.

Các quốc gia tham gia Chương trình PISA
Năm 2000 có 43 nước tham gia.
Năm 2003 có 41 nước tham gia.
Năm 2006 có 57 nước tham gia.
Năm 2009 có 67 nước tham gia.
Năm 2012 có 70 nước đăng ký tham gia
Phần lớn các nước tham gia PISA đều là các nước đã và đang có thu nhập cao hoặc trung bình cao. Chỉ có Indonesia có GDP bình quân đầu người ở mức ~1900 USD, Tunisia 3700 USD, Jordan 2700 USD
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
Các quốc gia tham gia Chương trình PISA
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
Các nội dung đánh giá của PISA qua các kỳ
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
Các nội dung đánh giá của PISA qua các kỳ
PGS. TS Nguyễn Lộc
PVT. Viện KHGD Việt Nam – NPM
Các nội dung đánh giá của PISA qua các kỳ
30
Báo cáo 2
Tổ chức Hoạt động
của Chương trình PISA
Khảo sát của PISA
PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm/lần.
Đối tượng đánh giá là học sinh trung học trong độ tuổi 15.
Việc đánh giá được thực hiện ở 03 lĩnh vực kiến thức chính là đọc hiểu, toán học và khoa học; đồng thời học sinh và nhà trường sẽ trả lời 01 phiếu hỏi về điều kiện, hoàn cảnh.
Mỗi kì đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giá sâu hơn.

Các nội dung đánh giá của PISA qua các kỳ
Ghi chú: Phần được gạch chân là nội dung trọng tâm trong mỗi kỳ đánh giá

Khảo sát của PISA
Trong mỗi chu kỳ đánh giá, mỗi quốc gia có khoảng từ 4.500 đến 50.000 học sinh được chọn để tham gia đánh giá theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên.
Việc lấy mẫu được tiến hành theo phương pháp phân tầng 2 cấp (chọn trường ở cấp quốc gia và chọn học sinh ở cấp trường) dựa trên các bằng chứng chính xác về tuổi và nơi đang học. Điều này đòi hỏi các quốc gia tham gia PISA phải có một hệ thống dữ liệu chính xác và đầy đủ về học sinh và nhà trường của mình.



Khảo sát của PISA

Tính đến năm 2006, tất cả học sinh đều sử dụng bút chì và giấy khi làm bài trắc nghiệm. Tuy nhiên, sau 2009 sẽ từng bước thi trắc nghiệm trên máy tính.
Hiện nay, mỗi kỳ PISA được tiến hành theo 2 đợt,
Đợt 1: PISA chính thức dành cho các nước thành viên OECD.
Đợt 2 (thông thường sau 1 năm): PISA bổ sung (PISA Plus hay PISA+) dành cho các nước không phải là thành viên OECD.



Quản lý Chương trình PISA




ACER: Hội đồng nghiên cứu giáo dục Úc;
CAPSTAN: Cơ quan kiểm soát chất lượng ngôn ngữ Bỉ;
DIPF: Viện nghiên cứu sư phạm quốc tế Đức;
NIER: Viện nghiên cứu chính sách giáo dục quốc gia Nhật;
ASPE: Trung tâm phân tích hệ thống và thực tiễn giáo dục Đại học Liège - Bỉ;
WESTAT: Công ty tư vấn nghiên cứu Mỹ.
CiTo (Educational research centre in the Netherland trung tâm nghiên cứu giáo dục ở Hà Lan) - chịu trách nhiệm cho sự phát triển của nền bảng câu hỏi cho Pisa 2009.

Cục Giáo dục OECD
Hội đồng quản trị PISA
Nhà thầu quốc tế
Ban quản lý dự án quốc gia
Các nhóm chuyên gia nội dung của PISA
Nhóm chuyên gia phiếu khảo sát PISA
Cơ cấu tổ chức
Trung tâm
quốc tế
Các nhóm
chuyên gia
Ban điều hành PISA
của OECD
36
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)