Tập huấn

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hùng | Ngày 03/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: tập huấn thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP
Trực quan hành động
Nội dung
Trực quan hành động là gì?
Các bước thực hiện TQHĐ
Các dạng TQHĐ
Điểm mạnh
Điểm yếu
Hoạt động
1. Trực quan hành động là gì?

Dựa trên thực tế học tiếng mẹ đẻ để học TV: khi học từ, trẻ em quan sát hoạt động thực tế, bắt chước người lớn gọi hoạt động đó.
Từ ngữ được lặp lại nhiều lần để khắc sau: mỗi lần lặp lại luôn có hành động, người thật vật thật kèm theo
Việc học từ và câu là kết quả tổng hợp của Nghe, Quan sát và Thực hành
Thường được dùng ở giai đoạn đầu học TV

2. 3 bước của TQHĐ
GV giới thiệu từ ngữ mới
GV thể hiện mẫu
GV thể hiện hành động nhiều lần
GV vừa hành động vừa phát âm từ ngữ mới
HS thực hành và lặp lại nhiều lần
HS lần lượt vừa hành động vừa phát âm từ mới
GV nói từ, HS hành động
HS nói từ/ GV hành động/ HS khác hành động

3. Các dạng TQHĐ
Dùng hoạt động cơ thể giới thiệu từ ngữ
Dùng đồ vật thật giới thiệu từ ngữ
Dùng tranh giới thiệu từ ngữ
Dùng câu chuyện để khắc sâu từ ngữ

3.1. Hoạt động cơ thể
Từ ngữ thích hợp nhất là:
Động từ: đi, đứng, ngồi. mở, đóng…
Tính từ: phải, trái, sau, trước…
Danh từ chỉ bộ phận cơ thể: đầu, cổ, tay, chân

3.2. Sử dụng đồ vật thật
GV thông qua các hoạt động cụ thể giới thiệu các đồ vật thật. Vừa hoạt động vừa nói từ ngữ mới:
Ví dụ: GV cầm quả xoài đặt lên bàn nói: Quả xoài
GV cầm quả xoài bỏ vào giỏ nói “quả xoài”…
3. 3. Sử dụng tranh ảnh
GV chỉ bức tranh thể hiện từ mới, đồng thời nói từ ngữ mới
HS nghe và lặp lại theo GV
Tranh ảnh minh hoạ có thể là tranh liên hoàn thể hiện liên tiếp các hành động và các sự vật cụ thể.
3.4. Sử dụng các câu chuyện

GV chuẩn bị trước một câu chuyện nội dung giản dị, có nhiều hành động và các đồ vật và sự kiện cụ thể.
GV vừa hành động vừa kể câu chuyện
GV kể nhiều lần, tốc độ kể chậm và kèm theo ngữ điệu, điệu bộ để HS dễ hiểu và cảm nhận.
HS nghe, quan sát và bắt chước GV đồng thời học được luôn các từ ngữ, câu mới.
4. Điểm mạnh
Học từ ngữ mới nhanh và dễ khắc sâu
HS có từ ngữ mới và dùng được luôn trong giao tiếp, gây hứng thú trong khi học TV.
Rất hiệu quả khi học các từ ngữ cơ bản, mẫu câu cơ bản
Rất tốt cho việc học khẩu ngữ và hoạt động giao tiếp đối với học sinh.
Kết hợp tốt với các phương tiện phi lời trong giao tiếp.
5. Điểm yếu
Khó học được các từ bác học (từ ngữ khoa học, từ ngữ văn chương…
Khó học được các câu có cấu trúc phức tạp
Không dùng để học ngôn ngữ viết (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận…)
6. Hoạt động
Thử thiết kế bài soạn theo PP TQHĐ
Học vần
Kể chuyện
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Động từ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)