Tập đề ôn HSG cấp Huyện ( tp; thị xã) 2015 số 26
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 14/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Tập đề ôn HSG cấp Huyện ( tp; thị xã) 2015 số 26 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Phòng GD-ĐT Nghi Lộc đề thi học sinh giỏi năm học 2008-2009
Kỳ thi học sinh giỏi Môn : Vật lý - lớp 9
Thời gian làm bài 150 phút
Bài 1: Hai xe chuyển động thẳng đều từ A đến B cách nhau 90 km. Xe thứ nhất có vận tốc V1 = 30km/h và đi liên tục không nghỉ. Xe thứ 2 khởi hành sớm hơn xe thứ nhất 2 giờ nhưng dọc đường phải ngừng 3 giờ. Hỏi xe thứ hai phải có vận tốc bằng bao nhiêu để tới B cùng một lúc với xe thứ nhất?
Bài 2: Cho một ống thuỷ tinh hình chữ U, một thước chia tới milimét, một phễu nhỏ, một cốc đựng nước, một cốc đựng dầu nhờn.
Hãy nêu phương án để xác định khối lượng riêng của dầu nhờn? Biết khối lượng riêng của nước là D1
Bài 3: Người ta dùng một nhiệt kế đo liên tiếp nhiệt độ của một chất lỏng trong hai bình nhiệt lượng kế, được số chỉ của nhiệt kế lần lượt như sau: 80 , 16 , 78, 19 . Xác định số chỉ của nhiệt kế trong lần đo tiếp theo. Bài 4: Cho 2 bóng đèn loại 6V-3 W và 6V-5 W. Mắc nối tiếp 2 đèn trên vào mạch điện có hiệu điện thế 12V.
a) Hai đèn sáng không bình thường. Vì sao ?
b) Để 2 đèn sáng bình thường, người ta mắc thêm vào mạch một điện trở R. Vẽ sơ đồ cách mắc và tính giá trị R.
Bài 5 : Cho mạch điện như hình vẽ 4. Cho R1=R2=12, R3=R4=24; UMN không đổi.
Ampe kế có điện trở không đáng kể.
a) Số chỉ của ampe kế A là 0,35A. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N?
b) Nếu hoán vị hai điện trở R2 và R4 thì số chỉ của ampe kế là bao nhiêu?
Hướng dẫn chấm vật lý 9
Câu 1: (2 điểm)
+ Gọi t1, t2 là thời gian chuyển động của xe thứ nhất và xe thứ 2. V1, V2 là vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai. ( 0,5đ)
+ Thời gian chuyển động của xe thứ nhất: t1 = AB/V1 = 90/30 = 3 (h) (0,5 đ)
+ Để đến B cùng một lúc, thời gian chuyển động của xe thứ hai là:
t2 = t1 + 1 - 3 = 3 + 2 – 3 = 2 (h) (0,5đ)
+ Vận tốc của xe thứ 2 là: V2 = AB/ t2 = 90/ 2 = 45 (km/h) (0,5đ)
Câu 2
(1.5 đ)
- Dùng phễu đổ nước vào ống chữ U tới khoảng 1/3 chiều cao mỗi nhánh.
- Dùng phễu đổ dầu vào một nhánh sao cho mặt phân cách giữa nước và dầu nhờn ở chính giữa phần thấp nhất của hai nhánh.
- Dùng thước đo chiều cao cột nước h1 và chiều cao cột dầu h2. áp suất do trọng lượng của cột nước và cột dầu gây ra ở mặt phân cách ở đáy hai ống hình chữ U là bằng nhau. Do đó:
d1h1=d2h2
Với d1, d2 lần lượt là trọng lượng riêng của nước và dầu, ta có:
d1/d2=D1/D2=h2/h1D2= h1/h2D1
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
Bài 3:(1.5 điểm)
Gọi nhiệt dung bình 1, bình 2, nhiệt kế lần lượt là q, q, q;
t là nhiệt độ bình 2 lúc đầu;
t là số chỉ của nhiệt kế trong lần đo tiếp theo. Sau khi đo lần 1, nhiệt độ nhiệt kế và bình 1 là 80 độ C. Sau khi đo lần 2, nhiệt độ nhiệt kế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 131,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)