Tập đề năm 2014-2015 hóa 9

Chia sẻ bởi Thái Anh Lâm | Ngày 15/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: tập đề năm 2014-2015 hóa 9 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:


Năm 2014-2015


Đề 1

CÂU 1: ( 3,0 điểm )
Xác định thành phần cấu tạo của các nguyên tử sau:
Nguyên tử X có tổng số các loại hạt bằng 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện thì bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện tích âm.
2) Chỉ dùng chất chỉ thị là dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt không màu mất nhãn sau: MgSO4, NaNO3, KOH, BaCl2, Na2SO4. Nêu cách làm và viết phương trình hóa học.

CÂU 2: (5,0 điểm)
1. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau:
+ NaOH C + E
A  B +NaOH +HCl H Biết rằng H là thành phần chính của đá phấn; B là khí
+ NaOH D +F dùng nạp cho các bình chữa cháy(dập tắt lửa).
2. Hòa tan 12,8g hợp chất khí X vào 300ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng? Tính nồng độ mol của muối ( giả sử thể tích dung dịch không thay đổi)
CÂU 3: (5,0 điểm)
Hãy xác định công thức của khí X biết rằng: X là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi ( 1 lít khí X ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 2,857g)
Cho 6,8 gam hỗn hợp bột A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/lít. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C được kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,0 gam chất rắn D. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A và tính x.
CÂU 4: (3,0 điểm)
Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm mạnh.
Khi cho 1 miếng hợp kim gồm Na và K tác dụng hết với nước thì thu được 2,24 lít H2 ở đktc và một dung dịch A. Đem trung hòa dung dịch A bằng dung dịch axit HCl 25%. Sau đó cô cạn thì thu được 13,3g muối khan
Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hợp kim.
Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng
CÂU 5: (4,0 điểm)
Có 2 kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm 2 oxit của 2 kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống.
Dẫn khí A2 vào cốc đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 2,955g kết tủa.
Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96g chất rắn không tan và tạo ra dung dịch A3 có nồng độ 11,243%.
a) Xác định các kim loại R, M và công thức các oxit đã dùng.
b) Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A nếu biết rằng khi hoà tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch là bằng nhau.
(Biết: H=1, O=16, Cl=35,5, S=32, Na=23, K=39, C=12, Ba=137, Mg=24, Cu=64)




HD CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)



CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM



1
(3,0đ)
1
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron của X
Theo đề bài ta có: 2p + n = 52
2p – n = 16
Giải hệ ta được: p= 17, n= 18
Vậy trong X có: 17 proton, 17 electron, 18 nơtron
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron của Y
Theo đề bài ta có: 2p + n = 36
N = ½( 36- p)
Giải hệ ta được: n= 12, p= 12
Vậy trong Y có : 12 proton, 12 electron, 12 nơtron

2.
Lấy một lượng vừa đủ mỗi mẫu hóa chất cho vào các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Anh Lâm
Dung lượng: 3,43MB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)