Tạo hứng thú tin hoc trung hoc cơ sở

Chia sẻ bởi Trần Văn Tâm | Ngày 16/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tạo hứng thú tin hoc trung hoc cơ sở thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
Do Chọn Đề Tài.

Hứng thú học tập là điều mà học sinh đạt đến đầu tiên hay cuối cùng ở một môn học? Có người cho rằng học sinh chưa biết gì về môn học thì lấy gì mà hứng thú. Có một điều chắc chắn, hứng thú là điều mà bất kỳ một học sinh nào khi muốn học tốt cũng cần phải đạt được ở các môn học. Nhưng theo tôi, học sinh cần yêu thích môn học trước khi đi vào tìm hiểu môn học đó. Do vậy, tạo hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo viên cần đem đến cho học sinh, trước khi dẫn dắt học sinh tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Có như thế học sinh mới tích cực chủ động tìm hiểu những chân trời kiến thức, đúng như tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
II/ Mục đích và ý nghĩa:
II.1/ Mục đích:
Để cho việc giảng dạy tin học ở trường trung học cơ sở có kết quả, người giáo viên tin học không những cần phải nắm vững kiến thức mà cả phương pháp và lịch sử phát triển của môn tin học hơn nữa là cần phải nắm vững lý thuyết và thực hành dạy học tin học ở trường trung học cơ sở hiện nay.
Tìm ra một phương pháp giảng dạy cụ thể và có tính thiết thực cao, giúp các em học sinh có thể tiếp nhận kịp những kiến thức cần truyền thụ.
II.2/Ý nghĩa:
Là sinh viên chuyên nghành Tin học nên việc tiếp cận, tìm hiểu tình hình học môn Tin của các em để có thể tích luỹ được những kinh nghiệm cho việc áp dụng giảng dạy môn tin sau này. Tạo tiền đề nghiên cứu để bước vào xây dựng kiến thức kinh nghiệm dạy tin, truyền thụ những hiểu biết về tin học cho học sinh và góp phần phát triển ngành giáo dục cho quê hương.
Đồng thời qua đây tôi cũng có dịp hiểu thêm về tâm tư của học sinh, hiểu rằng năng lực của người giáo viên không phải hình thành một cách ngẫu nhiên mà là phải tự học hỏi, tự đào tạo mình, điều này rất quan trọng đối với người giáo viên khi bản thân đối tượng lao động của mình, thế hệ những người học trẻ đang ở độ tuổi nhạy cảm nhất. Bên cạnh đó, tạo cho tôi được làm quen với các kỹ năng trong sư phạm như: kỹ năng thông báo một cách rõ ràng, kỹ năng nắm bắt sự tiếp nhận nội dung dạy học, kỹ năng nhận thức và nghiên cứu khoa học, kỹ năng hoạt động xă hội…
III.Đối tượng nghiên cứu, khách thể:
III.1/Đối tượng nghiên cứu:
Để từng bước đi vào nghiên cứu chúng ta cần làm rõ như thế nào là dạy học . Dạy học ở đây nếu hiểu theo nghĩa rộng: đó là một quá trình hoạt động nhận thức có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện nhiệm vụ của dạy học là hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh, trên cơ sở đó phát hiện những năng lực trí tuệ của học sinh; giáo dục những phẩm chất lao động của người công nhân xã hội chủ nghĩa .
Nói một cách khác, nhiệm vụ dạy học là chuẩn bị toàn diện, đầy đủ cho lớp người trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn với tư cách là những thành viên có ích cho xã hội .
+ Nó được giải quyết trong suốt thời kỳ học sinh ngồi trên ghế nhà trường.
+ Nó được thực hiện bằng toàn bộ nộ dung dạy học và chế độ sinh hoạt trong trường, bằng nổ lực chung của toàn cán bộ công nhân viên trong toàn trường.
Theo quan điểm mới hiện nay thì dạy học là một quá trình công nghệ. Vì dạy học là một quá trình phải có:
-Người lao động: Giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường .
-Đối tượng lao động: Học sinh với những đặc tính và phẩm chất riêng.
Đối tượng lao động này lại bị tác động của nhiều nguồn (Toán, Văn, Tin...), vừa yêu cầu hình thành những phẩm chất riêng, nhưng cũng vừa yêu cầu hình thành những phẩm chất chung - phẩm chất người công dân.
Nó còn chịu tác động từ nhiều phía: gia đình, xã hội … và không phải các tác động này khi nào cũng đồng điệu với các hoạt động của nhà trường .
Ta có ba thành phần cơ bản tác
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 155,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)