Tại sao Liên Xô tan rã
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung An |
Ngày 16/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Tại sao Liên Xô tan rã thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
Tại sao Liên Xô tan rã?
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác - Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.
Trong giai đoạn 1918 - 1920, nước Nga Xô viết nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và bị bọn Bạch vệ (được sự hậu thuẫn của nước ngoài) tấn công từ bốn phía. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Nga Xô viết non trẻ lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bonsevich, nước Nga Xô viết đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển.
Sau hơn bảy chục năm tồn tại, phát triển không ngừng, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Với sức mạnh to lớn về quân sự, khoa học công nghệ và kinh tế, Liên xô đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ hòa bình thế giới.
Liên Xô tan rã khi đã đạt đến đỉnh cao. Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
1. Hệ thống XHCN hiện thực với Liên Xô làm trụ cột đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của thế giới.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 22 năm Liên Xô tan rã, vẫn có 59% người Nga được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và đa số người Nga vẫn nuối tiếc thời Xô viết vàng son.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt hàng trăm triệu người xây dựng nên sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Liên Xô, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCHTƯ đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Liên Xô tan rã. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng là một nguyên nhân làm cho Liên Xô tan rã, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
2. Đảng Cộng sản Liên Xô đã tha hóa, biến chất như thế nào?
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
- Một là, Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX là một sự kiện đặc biệt quan trọng của thế giới, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác - Lênin. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào cuối 1991 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới.
Trong giai đoạn 1918 - 1920, nước Nga Xô viết nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và bị bọn Bạch vệ (được sự hậu thuẫn của nước ngoài) tấn công từ bốn phía. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Nga Xô viết non trẻ lâm vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bonsevich, nước Nga Xô viết đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển.
Sau hơn bảy chục năm tồn tại, phát triển không ngừng, vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Với sức mạnh to lớn về quân sự, khoa học công nghệ và kinh tế, Liên xô đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc để bảo vệ hòa bình thế giới.
Liên Xô tan rã khi đã đạt đến đỉnh cao. Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự tan rã của Liên Xô.
1. Hệ thống XHCN hiện thực với Liên Xô làm trụ cột đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của thế giới.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 22 năm Liên Xô tan rã, vẫn có 59% người Nga được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực, và đa số người Nga vẫn nuối tiếc thời Xô viết vàng son.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Liên Xô, lại để mất quyền lãnh đạo, làm cho hệ thống XHCN hùng mạnh được họ dẫn dắt hàng trăm triệu người xây dựng nên sụp đổ, tan rã. Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền lãnh đạo, Liên Xô tan rã mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Liên Xô, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCHTƯ đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Liên Xô tan rã. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSLX đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình” cũng là một nguyên nhân làm cho Liên Xô tan rã, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
2. Đảng Cộng sản Liên Xô đã tha hóa, biến chất như thế nào?
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
- Một là, Đảng Cộng sản Liên Xô đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung An
Dung lượng: 91,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)