Tài năng của Nguyễn Du
Chia sẻ bởi Ông Thị An Trinh |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tài năng của Nguyễn Du thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề bài: Thanh Tâm Tài Nhẩn trong Kim Vân Kiều truyện đã viết:" Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hương đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả.". Hãy so sánh với đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du để thấy được sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc khắc họa bức chân dung của chị em Thúy Kiều.
Bài làm:
Có người nói rằng :”Dù cùng một cốt truyện nhưng cách xừ lí cốt truyện khác nhau sẽ thay đổi hoàn toàn giá trị tác phẩm”. Quả đúng như vậy ,chẳng hạn như so sánh đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện : “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hương đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả.” với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều “ ta có thể thấy rõ khoảng cách xa vời giữa giá trị của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Mối liên hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là đều phản ánh quy luật phát triển chung của các nền văn học trung đại trên thế giới. Điều đặc biệt là, từ nguồn chất liệu vay mượn của một tác phẩm “không lấy gì làm xuất sắc”(B.L.Riptin), thiên tài Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác.Ngòi bút của Nguyễn Du đã “khai sinh” một Thuý Kiều mới với “chất Việt Nam thuần tuý và nồng hậu” (M.Durant).
Đầu tiên là bàn về thứ tự miêu tả chị em Thúy Kiều trong hai đoạn trích trên. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả Kiều trước Vân sau theo lẽ thông thường khiến cho vẻ đẹp của Kiều- nhân vật chính dường như bị lu mờ so với vẻ đẹp của Vân và không gây ấn tượng với người đọc thì Nguyễn Du lại làm ngược lại. Tuy khi giới thiệu chung về thứ bậc của hai chị em thì ông giới thiệu Kiều trước :”Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” nhưng khi miêu tả vẻ đẹp thì ông lại miêu tả Vân trước. Đó chính là một thủ pháp nghệ thuật. Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp hoàn thiện hoàn mĩ của Thúy Vân rồi dùng nó như một cái đòn bẩy để bẩy tài sắc của Thúy Kiều lên: Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Bên cạnh Thúy Vân, bức chân dung Thúy Kiều càng trở nên ngời sáng, toàn diện, hoàn chỉnh, tạo được sự yêu mến, trân trọng của người đọc. Điều đó vừa gây ấn tượng với độc giả về vẻ đẹp tuyệt trần của hai chị em lại vừa tô đậm được nhân vật chính là Thúy Kiều. Với tài năng như vậy thi Nguyễn Du quả khônh hổ danh là một nhà thơ lớn của thời đại.
Còn khi bàn về sự sáng tạo của Nguyễn Du, không thể không nói đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Tôi vẫn nghĩ đây là bình diện so sánh quan trọng nhất. Nó sẽ mang đến câu trả lời thích đáng cho câu hỏi vì sao một tác phẩm có nguồn gốc “ngoại lai” lại chiếm giữ vị trí đặc biệt như thế trong đời sống văn học, văn hoá của nhân dân Việt Nam và thế giới. Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhưng có lẽ không thể có một bản dịch nào chuyển tải hết được cái linh diệu của thứ ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã dùng để tạo nên công trình tuyệt mĩ này. Nguyễn Du đã tìm đến sức mạnh của ngôn ngữ thơ, sự giàu có của tiếng mẹ đẻ. Ông lược bỏ cái thô nhám của ngôn ngữ văn xuôi, dùng khả năng biểu đạt, tính biểu cảm cao độ của từ ngữ thay cho nhiều chi tiết. Là một nghệ sĩ về ngôn từ , Nguyễn Du đã tạo ra những từ ngữ rất riêng , rất Nguyễn Du , nhưng vẫn là ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trường tân thanh của ông đã đưa những đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới - tự sự kết hợp trữ tình - và đạt tới đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu”.
Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp của Kiều, Vân chỉ là một vẻ đẹp trong sáng, đoan trang,bình thường như bao cô gái khác, không lấy gì làm nổi bật: ” mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hương đào”, “dung mạo đoan trang” và không được tác giả miêu tả chi tiết thì nguyễn Du lại thiên về gợi tả sắc đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều. Mở đầu đoạn thơ, Nguyễn Du khẳng định cả hai chị em đều là người duyên dáng, thanh cao, trong trắng, đẹp từ nhan sắc
Bài làm:
Có người nói rằng :”Dù cùng một cốt truyện nhưng cách xừ lí cốt truyện khác nhau sẽ thay đổi hoàn toàn giá trị tác phẩm”. Quả đúng như vậy ,chẳng hạn như so sánh đoạn trích trong Kim Vân Kiều truyện : “Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hương đào. Còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính, dung mạo đoan trang, có một phong thái riêng khó mô tả.” với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều “ ta có thể thấy rõ khoảng cách xa vời giữa giá trị của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Mối liên hệ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là đều phản ánh quy luật phát triển chung của các nền văn học trung đại trên thế giới. Điều đặc biệt là, từ nguồn chất liệu vay mượn của một tác phẩm “không lấy gì làm xuất sắc”(B.L.Riptin), thiên tài Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác.Ngòi bút của Nguyễn Du đã “khai sinh” một Thuý Kiều mới với “chất Việt Nam thuần tuý và nồng hậu” (M.Durant).
Đầu tiên là bàn về thứ tự miêu tả chị em Thúy Kiều trong hai đoạn trích trên. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân đã miêu tả Kiều trước Vân sau theo lẽ thông thường khiến cho vẻ đẹp của Kiều- nhân vật chính dường như bị lu mờ so với vẻ đẹp của Vân và không gây ấn tượng với người đọc thì Nguyễn Du lại làm ngược lại. Tuy khi giới thiệu chung về thứ bậc của hai chị em thì ông giới thiệu Kiều trước :”Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân” nhưng khi miêu tả vẻ đẹp thì ông lại miêu tả Vân trước. Đó chính là một thủ pháp nghệ thuật. Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp hoàn thiện hoàn mĩ của Thúy Vân rồi dùng nó như một cái đòn bẩy để bẩy tài sắc của Thúy Kiều lên: Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. Bên cạnh Thúy Vân, bức chân dung Thúy Kiều càng trở nên ngời sáng, toàn diện, hoàn chỉnh, tạo được sự yêu mến, trân trọng của người đọc. Điều đó vừa gây ấn tượng với độc giả về vẻ đẹp tuyệt trần của hai chị em lại vừa tô đậm được nhân vật chính là Thúy Kiều. Với tài năng như vậy thi Nguyễn Du quả khônh hổ danh là một nhà thơ lớn của thời đại.
Còn khi bàn về sự sáng tạo của Nguyễn Du, không thể không nói đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Tôi vẫn nghĩ đây là bình diện so sánh quan trọng nhất. Nó sẽ mang đến câu trả lời thích đáng cho câu hỏi vì sao một tác phẩm có nguồn gốc “ngoại lai” lại chiếm giữ vị trí đặc biệt như thế trong đời sống văn học, văn hoá của nhân dân Việt Nam và thế giới. Truyện Kiều đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhưng có lẽ không thể có một bản dịch nào chuyển tải hết được cái linh diệu của thứ ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã dùng để tạo nên công trình tuyệt mĩ này. Nguyễn Du đã tìm đến sức mạnh của ngôn ngữ thơ, sự giàu có của tiếng mẹ đẻ. Ông lược bỏ cái thô nhám của ngôn ngữ văn xuôi, dùng khả năng biểu đạt, tính biểu cảm cao độ của từ ngữ thay cho nhiều chi tiết. Là một nghệ sĩ về ngôn từ , Nguyễn Du đã tạo ra những từ ngữ rất riêng , rất Nguyễn Du , nhưng vẫn là ngôn ngữ dân tộc. Đoạn trường tân thanh của ông đã đưa những đặc trưng của thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới - tự sự kết hợp trữ tình - và đạt tới đỉnh cao “vô tiền khoáng hậu”.
Nếu như Thanh Tâm Tài Nhân chủ yếu là kể về hai chị em Thúy Kiều, vẻ đẹp của Kiều, Vân chỉ là một vẻ đẹp trong sáng, đoan trang,bình thường như bao cô gái khác, không lấy gì làm nổi bật: ” mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hương đào”, “dung mạo đoan trang” và không được tác giả miêu tả chi tiết thì nguyễn Du lại thiên về gợi tả sắc đẹp của Thúy Vân và tài sắc của Thúy Kiều. Mở đầu đoạn thơ, Nguyễn Du khẳng định cả hai chị em đều là người duyên dáng, thanh cao, trong trắng, đẹp từ nhan sắc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ông Thị An Trinh
Dung lượng: 20,55KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)