Tai Lieu Toan Bieu Thuc So

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Nang | Ngày 14/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tai Lieu Toan Bieu Thuc So thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:


Dạy học các biểu thức số trong toán tiểu học (hay còn gọi là các yếu tố đại số) nhằm mục đích làm cho việc dạy học có hiệu quả hơn, tạo điều kiện nâng cao một bước trình độ tư duy trừu tượng, năng lực khái quát hóa cho học sinh. Các yếu tố đại số được tiến hành dạy học xen kẻ với các kiến thức số học.
Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên : ý nghiã, bảng tính, một số tính chất cơ bản của các phép tính, tính nhẩm, tính viết , thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép tính (đặc biệt giữa cộng và trừ, cộng và nhân, nhân và chia).
Ở tiểu học học sinh sẽ được làm quan với biểu thức số như sau :
-Làm quen với việc dùng chữ thay số.
-Làm quen với biểu thức số và biểu thức chữ, giá trị của biểu thức.
-Làm quen với biến số và mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng.
-Giải phương trình và bất phương trình đơn giản bằng phương pháp phù hợp (sử dụng mối quan hệ thành phần và kết quả phép tính, thử chọn)
Việc cho học sinh thực hiện một dãy tính các phép tính trên các số tự nhiên, phân số hoặc số thập phân bao gồm hai, ba hay cả bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, trong đó có thể có dấu hoặc không có dấu
Ví dụ : Tính giá trị biểu thức :
a) 15 + 35 x 2 ; b) 24 : 6 – 5
c) 32 : 8 + 12 x 2 c) (24 x 2 ) : 2 + 48
1/.Biểu thức số
Trong chương trình toán tiểu học có đưa ra một loại biểu thức gồm các số được liên kết với nhau bởi dấu của các phép tính.
Ví dự : 3 + 2 + 15 ; 23 x 6 + 25 ; (6 + 9) : 3 ; 6,8 + 3,9 x 6 ;
Các biểu thức trên gọi là biểu thức số. Khi thực hiện các phép tính của biểu thức số, kết quả cuối cùng là một số xác định. Như vậy có thể nói rằng : mỗi biểu thức số biểu diễn một số, ngược lại một số có thể biểu diễn dưới hình thức một biểu thức số.
Trong sách giáo khoa tiểu học thường có những biểu thức có dạng sau:
-Tổng, hiệu,tích,thương của hai số. Chẳng hạn :
12 + 7; 42 – 8 ; 15 x 4 ; 72 : 12;
7,2 – 1,8; 2,85 : 0,5....
-Dãy tính chỉ gồm các phép tính cộng, trừ, hoặc chỉ gồm phép tính nhân, chia. Chẳng hạn :
1 + 2 + 3; 7,2 – 1 + 2 ; ; 3,4 + 4,5 – 5,6 ;
Hoặc : 3 4 2; 5 6 : 3; 7,8 : 0,3 2,5 .v.v...
-Biểu thức dưới dạng có “gạch ngang”.Chẳng hạn :

Việc dạy học các biểu số được tiến hành như sau :
a)Giới thiệu biểu thức (gọi tắc của biểu thức số).
-Khi học về các thuật ngữ chỉ thành phần phép tính và kết quả phép tính cũng đồng thời giới thiệu biểu thức: tổng, hiệu, tích,thương của hai số.
Chẳnghạn Tổng
2 + 3 = 5
Số hạng số hạng tổng số
Thương
16 : 2 = 8
Số bị chia số chia thương số
Ở tiểu học, không định nghĩa khái niệm biểu thức, mà chỉ giới thiệu “hình thức thể hiện” là các số liên kết bởi dấu phép tính.
-Viết biểu thức: viết lần lượt từ trái sang phải, hết một số rồi đến dấu phép tính, rồi lại đến một số, tiếp theo là dấu phép tính, rồi viết tiếp một số nữa, cứ như thế cho đến số cuối cùng. Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì phải ghi đủ cặp (mở và đóng ngoặc).
-Đọc biểu thức:
Nếu chỉ có một dấu phép tính thì đọc như sau, chẳng hạn:
Tổng của 15 và 8 (15 + 8),hoặc hiệu của 3,2 và 1,85 (3,2 – 1,85), tích của và thương của 6 và 2 (6:2).
Nếu biểu thức có nhiều dấu phép tính thì có thể đọc theo từ trái sang phải (như cách viết biểu thức) :
Ví dụ :
4 + 5 x 2 – 7 ( đọc là bốn cộng năm nhân hai trừ bảy )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Nang
Dung lượng: 30,88KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)