Tài liệu tập huấn Tinhoc 7 -SGD 8/2016
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Dũng |
Ngày 25/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn Tinhoc 7 -SGD 8/2016 thuộc Tin học 7
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN
Kế hoạch bài học
Nhóm……..
STT
HỌ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
SỐ ĐT
EMAIL
1
2
3
4
5
6
Bài 6. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
A. Mục tiêu bài học
Mục tiêu của bài học là giúp HS:
Hiểu được ý nghĩa của thao tác chèn hoặc xóa hàng và cột và thực hiện được các thao tác này.
Hiểu được ý nghĩa của các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và thực hiện được các thao tác này.
Năng lực hướng đến: HS có khả năng chỉnh sửa được cấu trúc bảng tính nhờ các thao tác cơ bản: xóa, chèn cột (hoặc hàng) và sao chép dữ liệu trong bảng tính;
B. Những kiến thức có liên quan đã biết
Khi học chủ đề này, HS đã hiểu biết những vấn đề sau:
Về kiến thức, kĩ năng của môn học: Thực hiện tạo được bảng tính và trình bày bảng tính đơn giản thông qua các thao tác chọn các ô tính, căn biên dữ liệu trong ô tính và thay đổi kích thước của hàng và cột trong trang tính.
Về hiểu biết xã hội: HS có hiểu biết xã hội về các thông tin (thuộc tính) đặc trưng cho một đối tượng quen thuộc như lí lịch, hồ sơ của chính mình; Biết nhu cầu trích chọn những thông tin chung đó thành các bảng thông tin nhỏ hơn nhằm mục đích cụ thể; Biết các thông tin khám sức khỏe tổng quan như chỉ số IMB, thị lực, tim mạch; Biết khi nhập hàng người ta cần quản lý về số lượng và đơn giá của từng mặt hàng và từ đó tính thành tiền theo công thức.
C. Yêu cầu về phương tiện dạy học
Máy chiếu đa phương tiện để chiếu các hình ảnh bảng tính có trong bài học; Nếu không có máy chiếu phải chuẩn bị giấy to in các trang tính minh họa.
Đáp án các câu hỏi bài tập đan xen trong các hoạt động;
Một số hình ảnh hoặc video về nội dung của bài học (nếu cần).
D. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hướng dẫn chung
Bài học được bắt đầu với hoạt động khởi động với dụng ý chủ đạo là gợi nhu cầu nhận thức thông qua một tình huống mà trong đó việc thay đổi cấu trúc bảng là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
- Hoạt động khởi động trên đây là một dạng hoạt động gợi động cơ hướng đích nhằm cuốn hút HS vào hoạt động hình thành kiến thức mới mà cụ thể là nhu cầu tìm hiểu cách thực hiện các thao tác chèn, xóa hàng (hoặc cột) và sao chép, di chuyển dữ liệu. Các ví dụ hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ở đây cũng đã được lựa chọn để gắn liền với thực tế gần gũi với HS.
- Sau khi nắm được kiến thức mới, HS được củng cố kiến thức, kĩ năng thông qua hoạt động thực hành để trải nghiệm kiến thức vừa được lĩnh hội.
- Nếu như hoạt động khởi động và hình thành kiến thức là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” thì hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi, mở rộng là “từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”. Hoạt động vận dụng giúp HS không những thấy rõ được tác dụng của các thao tác cơ bản trên bảng tính mà còn biết ứng dụng các thao tác này để giải quyết các tình huống thực tiễn như bổ sung dữ liệu để làm rõ thông tin, tạo ra các bảng thông tin mới cho mục đích mới.
Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
1. Hoạt động khởi động
- Ý tưởng sư phạm: Tình huống có vấn đề ở đây là HS chưa biết thực hiện thao tác thay đổi cấu trúc bảng nhưng có nhu cầu tìm hiểu điều này để giải quyết một trường hợp của thực tiễn.
- Kết quả mong đợi: HS có nhu cầu hiểu biết các thao tác cơ bản để làm việc với bảng tính (trong phạm vi chủ đề này, các thao tác cơ bản bao gồm: chèn, xóa, hàng và cột; sao chép và di chuyển dữ liệu). HS có thể đưa ra câu trả lời dựa vào sự liên hệ tương tự với phần mềm soạn thảo văn bản cho phép sửa cấu trúc bảng, cho phép copy, di chuyển đoạn văn bản và cách thực hiện những thao tác này trên MS.Word
Hoạt động theo cặp: Cùng thảo luận để dự đoán các chức năng của chương trình bảng tính điện tử mà nó cho phép thực hiện được các yêu cầu quản lý hồ sơ của lớp 7A.
Kế hoạch bài học
Nhóm……..
STT
HỌ TÊN
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
SỐ ĐT
1
2
3
4
5
6
Bài 6. THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH
A. Mục tiêu bài học
Mục tiêu của bài học là giúp HS:
Hiểu được ý nghĩa của thao tác chèn hoặc xóa hàng và cột và thực hiện được các thao tác này.
Hiểu được ý nghĩa của các thao tác sao chép, di chuyển dữ liệu và thực hiện được các thao tác này.
Năng lực hướng đến: HS có khả năng chỉnh sửa được cấu trúc bảng tính nhờ các thao tác cơ bản: xóa, chèn cột (hoặc hàng) và sao chép dữ liệu trong bảng tính;
B. Những kiến thức có liên quan đã biết
Khi học chủ đề này, HS đã hiểu biết những vấn đề sau:
Về kiến thức, kĩ năng của môn học: Thực hiện tạo được bảng tính và trình bày bảng tính đơn giản thông qua các thao tác chọn các ô tính, căn biên dữ liệu trong ô tính và thay đổi kích thước của hàng và cột trong trang tính.
Về hiểu biết xã hội: HS có hiểu biết xã hội về các thông tin (thuộc tính) đặc trưng cho một đối tượng quen thuộc như lí lịch, hồ sơ của chính mình; Biết nhu cầu trích chọn những thông tin chung đó thành các bảng thông tin nhỏ hơn nhằm mục đích cụ thể; Biết các thông tin khám sức khỏe tổng quan như chỉ số IMB, thị lực, tim mạch; Biết khi nhập hàng người ta cần quản lý về số lượng và đơn giá của từng mặt hàng và từ đó tính thành tiền theo công thức.
C. Yêu cầu về phương tiện dạy học
Máy chiếu đa phương tiện để chiếu các hình ảnh bảng tính có trong bài học; Nếu không có máy chiếu phải chuẩn bị giấy to in các trang tính minh họa.
Đáp án các câu hỏi bài tập đan xen trong các hoạt động;
Một số hình ảnh hoặc video về nội dung của bài học (nếu cần).
D. Định hướng tổ chức, đánh giá hoạt động học tập của HS
Hướng dẫn chung
Bài học được bắt đầu với hoạt động khởi động với dụng ý chủ đạo là gợi nhu cầu nhận thức thông qua một tình huống mà trong đó việc thay đổi cấu trúc bảng là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
- Hoạt động khởi động trên đây là một dạng hoạt động gợi động cơ hướng đích nhằm cuốn hút HS vào hoạt động hình thành kiến thức mới mà cụ thể là nhu cầu tìm hiểu cách thực hiện các thao tác chèn, xóa hàng (hoặc cột) và sao chép, di chuyển dữ liệu. Các ví dụ hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới ở đây cũng đã được lựa chọn để gắn liền với thực tế gần gũi với HS.
- Sau khi nắm được kiến thức mới, HS được củng cố kiến thức, kĩ năng thông qua hoạt động thực hành để trải nghiệm kiến thức vừa được lĩnh hội.
- Nếu như hoạt động khởi động và hình thành kiến thức là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” thì hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi, mở rộng là “từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”. Hoạt động vận dụng giúp HS không những thấy rõ được tác dụng của các thao tác cơ bản trên bảng tính mà còn biết ứng dụng các thao tác này để giải quyết các tình huống thực tiễn như bổ sung dữ liệu để làm rõ thông tin, tạo ra các bảng thông tin mới cho mục đích mới.
Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
Hoạt động của HS
Định hướng hoạt động của GV
Khi HS học với tài liệu
Khi HS kết thúc hoạt động
1. Hoạt động khởi động
- Ý tưởng sư phạm: Tình huống có vấn đề ở đây là HS chưa biết thực hiện thao tác thay đổi cấu trúc bảng nhưng có nhu cầu tìm hiểu điều này để giải quyết một trường hợp của thực tiễn.
- Kết quả mong đợi: HS có nhu cầu hiểu biết các thao tác cơ bản để làm việc với bảng tính (trong phạm vi chủ đề này, các thao tác cơ bản bao gồm: chèn, xóa, hàng và cột; sao chép và di chuyển dữ liệu). HS có thể đưa ra câu trả lời dựa vào sự liên hệ tương tự với phần mềm soạn thảo văn bản cho phép sửa cấu trúc bảng, cho phép copy, di chuyển đoạn văn bản và cách thực hiện những thao tác này trên MS.Word
Hoạt động theo cặp: Cùng thảo luận để dự đoán các chức năng của chương trình bảng tính điện tử mà nó cho phép thực hiện được các yêu cầu quản lý hồ sơ của lớp 7A.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Dũng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)