TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUYỀN TRẺ EM
Chia sẻ bởi Phan Thanh Hung |
Ngày 09/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUYỀN TRẺ EM thuộc Tự nhiên và Xã hội 3
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG THAM DỰ VIÊN
KHÓA
TẬP HUẤN
T?p hu?n vin v? Quy?n
Tr? Em
từ ngày 21 - 23/06/2011
Hiểu và thảo luận với những người khác về các nguyên tắc cơ bản của Công ước quyền trẻ em;
Nắm bắt được ít nhất Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ
Hiểu biết những kiến thức cơ bản về Luật Chăm sóc bảo vệ Trẻ em
Sử dụng Công ước quyền trẻ em để phân tích về tình trạng trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam;
Có thể liên hệ các trường hợp vi phạm Quyền trẻ em trong cộng đồng, và có những biện pháp can thiêp cụ thể.
Thực hành tập huấn Công ước QTE cho các nhóm người có liên quan khác.
Mục Tiêu Khóa Tập Huấn
Chương trình tập huấn
Chương trình tập huấn (tiếp theo)
Chương trình tập huấn
Chương trình tập huấn (tiếp theo)
Mô hình học qua trải nghiệm
Trẻ em và người lớn có gì khác nhau
TRẺ EM LÀ AI?
Theo Công ước của LHQ về quyền trẻ em: trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi
Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí. Những đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự trưởng thành; vì thế, trẻ em rất khác so với người lớn.
Phân biệt giữa Nhu cầu và Quyền
QUYỀN TRẺ EM
Quyền là gì?
Quyền là những đòi hỏi cơ bản mà theo công bằng và chính đáng thì một con người phải được hưởng và có thể được làm
Các nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất có lúc được đề cập như là các quyền
Chúng ta đòi hỏi quyền cho bản thân và những người khác cũng có quyền đòi hỏi cho bản thân họ. Vì thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp ứng quyền tương ứng
Đòi hỏi quyền đáp ứng hay tôn trọng một quyền nào đó của bản thân, có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ việc gì xâm phạm, lấy bớt hoặc tước đi quyền của người khác
Quyền trẻ em
Là quyền con người, cụ thể là trẻ em
Quyền trẻ em được xây dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em
Trách nhiệm xã hội là phải đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của trẻ em để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện
Sự ra đời của Công ước về Quyền trẻ em
Từ một ý tưởng "Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải đòi một số quyền cho trẻ em và phấn đấu cho sự thừa nhận rộng rãi các quyền này"
Eglantyne Jebb, người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em
Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi sự phân biệt về chủng tộc, quốc tịch và tín ngưỡng.
Trẻ em phải được chăm sóc đúng mực trong gia đình như là một thực thể.
Trẻ em phải được cung cấp đầy đủ các phương tiện cần thiết cho sự phát triển bình thường về mặt thể chất, nhân phẩm, tư cách và trí tuệ.
Trẻ em đói khát phải được ăn uống, trẻ em đau yếu phải được chăm sóc, trẻ em khuyết tất về thân thể hoặc tâm thần phải được phục hồi, trẻ em mồ côi và không gia đình phải có nơi nương tựa.
Trẻ em phải là đối tượng đầu tiên nhận được sự cứu trợ khi xảy ra tai họa.
Trẻ em phải được hưởng đầy đủ các quyền lợi từ nguồn phúc lợi xã hội, các chương trình an toàn xã hội và phải được đào tạo để đến một thời điểm nhất định có thể tự bảo đảm cuộc sống và phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột.
Trẻ em phải được nuôi dạy để ý thức được rằng tài năng của mình cần phải được cống hiến cho nhân loại.
1923:Liên minh cứu trợ trẻ em Quốc tế thông qua các quyền trẻ em
1924:Quốc Hội liên thông qua các quyền này
1948: Đại hội đồng Liên hiệp quốc chuẩn y việc thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền
1959: Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn thứ hai về quyền trẻ em
1979: Năm Quốc tế thiếu nhi - bắt đầu giai đoạn soạn một dự thảo Công ước quyền trẻ em.
1989 Công việc soạn dự thảo Công ước quyền trẻ em được hoàn tất và được Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhất trí thông qua ngày 20/11/1989
1999: 191 nước đã phê chuẩn Công ước và trở thành nước thành viên
Các cột mốc liên quan đến sự ra đời của Công ước Quyền trẻ em
Mười điểm trong bản Tuyên ngôn
Trẻ em phải được cha mẹ, những cá nhân hoặc gia đình nuôi dưỡng với tình thương yêu và sự hiểu biết để làm cơ sở cho sự phát triển đầy đủ của trẻ em về mọi mặt.
Trẻ em phải có đủ lương thực, ít nhất là đáp ứng được nhu cầu thể lực của mình.
Sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em phải được ngày một nâng cao.
Trẻ em phải có chỗ ở thích hợp.
Trẻ em phải được giáo dục, ít nhất là ở mức giáo dục cơ bản.
Trẻ em phải được phát triển để hưởng thụ cuộc sống và gìn giữ bản sắc và sự kế thừa của dân tộc.
Trẻ em phải được đào tạo và trang bị kiến thức để chuẩn bị cho nghề nghiệp thích hợp với năng khiếu, khả năng và sở thích của mình.
Trẻ em phải có cơ hội và tạo điều kiện bày tỏ ý kiến của mình.
Trẻ em phải được hưởng các dịch vụ cơ bản của chính phủ và các Tổ chức phi chính phủ.
Trẻ em phải có cơ hội để hiểu biết và bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của mình.
"Nội dung Công ước
Công ước gồm 54 điều khoản, trong đó
Có 41 điều qui định các quyền mà trẻ em được hưởng
Các điều còn lại liên quan đến vấn đề pháp lý và vai trò của Uỷ ban về QTE
Tinh thần của Công ước được gói gọn trong Tám điều sau
Bốn nhóm quyền
Ba nguyên tắc
Một tiến trình
Các quyền được sống còn
Các quyền này bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ và y tế ở mức cao nhất có thể có được
Các quyền được bảo vệ
Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay bỏ mặc, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em trong những tình huống đặc biệt.
Khái niệm Bốn nhóm quyền
Cácquyền được phát triển
Các quyền nàybao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí lực, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em
Các quyền được tham gia
Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân
Bốn nguyên tắc cơ bản trong Công Ước Quyền trẻ em
Trẻ em là những người dưới 18 tuổi
Tất cả các quyền đều áp dụng tất cả mọi trẻ em (không phân biệt đối xử)
Mọi hoạt động đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ
Điều thứ tám là tất cả chúng ta đều có trách nhiệm giúp đở nhà nước trong việc thực hiện và theo dõi thực hiện công ước
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM
Các Khái niệm
Cuộc sống
Cuộc sống không chỉ bao gồm một nghĩa đơn thuần là sống (vận động, thở, nói, nhìn) mà còn có nghĩa là được hạnh phúc và hoà bình cho chính bản thân mình, cho cả người khác và cho cả cộng đồng mình đang sống
Sự sống còn
Một giai đoạn khi cuộc sống của trẻ em bị đe doạ bởi những nguy hiểm khó khăn
Cái chết
Là chấm dứt sự sống
Cơ sở lý luận
Tất cả trẻ em đều có quyền được sống còn.
Chúng ta không thể coi trẻ em đơn giản chỉ là người chúng ta phải phục vụ.
Chúng ta cũng không nên coi trẻ em chỉ là những học trò của mình
Chúng ta nên coi trẻ em như là những thực thể, những con người có những nhu cầu, suy nghĩ chính đáng và hoạt động đúng đắn như mọi người.
Chúng ta có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể làm được với tư cách cá nhân hoặc với tư cách là một thành viên của xã hội để tăng cường quyền được sống còn của trẻ em.
Các điều khoản trong Công ước có liên quan đền quyền được sống còn:
Điều 6: Các quốc gia tham gia Công ước công nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được sống còn. Các quốc gia tham gia Công ước phải đảm bảo tới mức tối đa sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Điều 24: Các quốc gia tham gia công ước công nhận rằng trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe, được hưởng tiêu chuẩn y tế và các thiết bị chữa bệnh và phục hồi sức khỏe ở mức cao nhất có thể đạt được.
Kết luận quyền sống còn
Thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả mọi người. Vì vậy trẻ em phải được hưởng quyền được sống
Đảm bảo tối đa quyền sống còn, được chăm sóc sức khỏe, hưởng an toàn xã hội
Dựa trên nguyên tắc của công ước quyền trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, bị đe dọa đến tính mạng nên thực hiện quyền này là không thể trì hoãn
Nhìn nhận trẻ em như là một con người với những nhu cầu và suy nghĩ, tình cảm
Có trách nhiệm làm những gì tốt nhất để đảm bảo quyền được sống còn của trẻ
Các điều khoản trong Công ước có liên quan đền quyền được sống còn:
(Hạn chế nạn tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; bảo đảm chăm sóc sức khỏe; đấu tranh chống lại bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng; bảo đảm chăm sóc y tế trước và sau khi trẻ sinh ra; trẻ em phải được đảm bảo có quyền được giáo dục y tế; triển khai việc phòng ngừa về y tế; sử dụng các biện pháp để xóa bỏ các tập tục truyền thống có hại cho sức khỏe; và tăng cường hợp tác quốc tế).
Các điều khoản liên quan bao gồm:
Điều 7, 8, 9, 19, 20, 21, 23, 26, 27, 30, 32, 34, 35 và 38
Những Nguy Cơ Đến Sự Sống Còn Của Trẻ Em –
Những Nhóm Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt
Danh mục những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có cuộc sống bị đe doạ là
trẻ bán dâm
trẻ em nghèo
trẻ em bị lạm dụng tình dục
trẻ mắc bệnh hiểm nghèo
trẻ nghiện ma tuý
trẻ sống trong môi trường bạo lực
trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV
trẻ em ở vùng dịch bệnh/thiên tai/môi trường ô nhiễm
trẻ sơ sinh
trẻ em trong chiến tranh
trẻ bị khuyết tật
trẻ nhiễm chất độc da cam
trẻ lang thang
trẻ em tị nạn
trẻ phải lao động sớm
trẻ bị bỏ rơi
trẻ mồ côi
trẻ em sống ở vùng sâu, vùng khó khăn
Danh mục những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có cuộc sống bị đe doạ là
Tổng hợp Quyền Sống Còn
Trò chơi “Bão Tới” – đưa ra khái niệm Sống còn
Trình Bày Cơ sở lý luận (máy chiếu)
Phân tích các trường hợp để áp dụng vào Quyền Sống còn
Chiếu một hình ảnh minh hoạ
Tham dự viên liệt kê các Nguy cơ ảnh hưởng đến sống còn trên giấy nhỏ - phân tích
Tham dự viên thảo luận và liệt kê Trẻ có hoàn cảnh khó khăn – phân tích
Cơ sở lý luận
Tất cả trẻ em, do tuổi thơ cũng như những đặc điểm phát triển của mình, cần được sự bảo vệ đặc biệt không tính đến giới tính, quốc tịch, văn hóa và những yếu tố khác. Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và bản thân các trẻ em đều có trách nhiệm thực hiện và tôn trọng các quyền này.
Một thực tế đáng buồn là đối với rất nhiều trẻ em, cuộc sống hiện tại chẳng có gì tốt hơn so với cuộc sống cách đây cả trăm năm.
Trẻ em vẫn còn phải chịu đau khổ do các vi phạm xuất phát từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội nơi chúng sống.
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM
Bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt đối xử
Bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự bót lột về kinh tế, sự lạm dụng về thể xác và tình dục, những hậu quả của chiến tranh, bị lơ là và bị bỏ rơi, sự đối xử tàn tệ và sự phân biệt đối xử, và
Tạo ra điều kiện chăm sóc đầy đủ và/ hoặc phục hồi trong những trường hợp cần thiết
Công ước tạo ra những biện pháp đặc biệt để buộc các quốc gia phải:
Phân biệt đối xử với trẻ em: Là sự đối xử khác biệt, loại trừ, cấm đoán hoặc ưu tiên với trẻ em trên cơ sở khác biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, tài sản, hoàn cảnh ra đời và các tình trạng khác, gây trở ngại hoặc làm tổn hại tới vị thế, hoạt động và sự phát triển của trẻ em.
Những khái niệm liên quan
Lạm dụng/bóc lột trẻ em: Là bất kỳ một hành vi hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân/tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất/tình cảm/nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do... của trẻ em, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em
Khủng hoảng/khẩn cấp đối với trẻ em: Là tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.
Điều 2: Tất cả quyền được dành cho mọi trẻ em và trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử
Điều 7: Mỗi trẻ em đều có quyền có tên tuổi và quốc tịch, được biế về bố mẹ của mình và được bố mẹ chăm sóc
Điều 16: Không một trẻ em nào phải chịu sư can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của em
Các điều khoản liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ
Các điều khoản liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ
Điều 19: Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự lạm dụng hoặc lơ là. Các quốc gia phải tổ chức các chương trình để ngăn chặn sự lạm dụng và đối xử tàn tệ đối với trẻ em bị lạm dụng
Điều 32: Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động
Điều 33: Trẻ em phải được bảo vệ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý
Kết Luận
Tất cả mọi người từ cá nhân đến tổ chức đều phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi mọi sự phân biệt đối xử, bóc lột/lạm dụng và bị rơi vào khủng hoảng/ khẩn cấp
Bản thân trẻ em phải được cung cấp những hiểu biết và có những kỷ năng để bảo vệ mình.
Trẻ Em Cần Có Được Những Gì Để Phát Triển Toàn Diện
QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Khái niệm sự phát triển
Phát triển là sự biến đổi về lượng và về chất theo hướng tích cực.
Sự phát triển của trẻ em là một quá trình trong đó những nhu cầu về phát triển về thể chất, nhận thức, suy nghĩ, xảm xúc, tình cảm, xã hội, niềm tin và đạo đức/ tinh thần … tạo ra những thay đổi tích cực, tốt nhất cả về lượng và về chất.
Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những đặc điểm, nhu cầu và khả năng phát triển khác nhau.
Quyền được phát triển trong Công ước của trẻ em
Các Quyền được phát triển bao gồm:
Tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức)
Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội.
Chúng ta làm gì để đảm bảo quyền được phát triển của trẻ em
Tôn trọng nhân cách trẻ em
Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ thuật
Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư tưởng tình cảm của trẻ em
Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em
Lắng nghe ý kiến của các em
Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện quyền phát triển của trẻ em
Các điều khoản liên quan đến quyền phát triển của trẻ em trong Công ước
Điều 6: Mỗi trẻ em có quyền được sống và nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền được sống còn và quyền được phát triển của trẻ em
Điều 17: Trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ các nguồn thông tin trong nước và quốc tế. Các ngành thông tấn nên khuyến khích các tin bài có lợi và ngăn cản các tin bài có hại đối với trẻ em
Điều 29: Việc giáo dục phải nhằm vào sự phát triển cá tính, tài năng, khả năng về thể chất và tinh thần của trẻ em. Trẻ em phải được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia tích cực vào một xã hội tự do và học tập để tôn trọng nền văn hoá riêng của mình cũng như nền văn hoá của những người khác
Điều 31: Trẻ em có quyền nghỉ ngơi, giải trí và tham gia vào các hoạt động văn hoá và nghệ thuật
Các điều khoản liên quan đến quyền phát triển của trẻ em trong Công ước
Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ em bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần về sự phát triển cơ thể, tư tưởng, tình cảm hướng đến một nhân cách toàn diện.
Kết luận
Quyền Bảo vệ
Trò chơi: Nhà và Trẻ em – Phân tích liên tưởng thực tế
Tham dự viên viết giấy nhỏ về những trường họp các em cần được bảo vệ - phân tích rút ra 3 trường hợp: Bị phân biệt đối xử; bị lạm dụng/bóc lột/bị khủng hoảng/khẩn cấp trình bày các khái niệm
Trình bày cơ sở lý luận và các điều khoản liên quan đến công ước bảo vệ trẻ em
Kết luận
Tổng hợp ngày 2
Quyền phát triển
Trò chơi kết đoàn để chia nhóm
Nhóm vẽ tranh đề cập đến việc phát triển trẻ em
Nhóm trình bày và phân tích ra những điều kiện cần có để cho trẻ em phát triển
Phân tích đưa ra khái niệm phát triển
Trình bày các điều khoản của công ước liên quan đến phát triển
Chiếu hình cây phát triển
Phân tích một trường họp bị ảnh hưởng tâm lý phát triển
Kết luận
QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM
Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếpcận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định...trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ.
Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những tình cảm, ý kiến và nhu cầu riêng của mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mực, trẻ em sẽ đưa ra những ý kiến và quyết định có ý nghĩa mang tính trách nhiệm.
Trẻ em có tính trung thực, có thái độ ham học hỏi đối với sự vật xung quanh và có trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy trẻ em có thể đưa ra những ý kiến mới mẻ trong các cuộc tranh luận về hạnh phúc, sự phát triển và quyền lợi của mình.
Khi trẻ được tham gia, các em có thể có những đóng góp có giá trị
Việc trẻ được tham gia là phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, nó đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Cơ sở lý luận
ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN
Hướng dẫn và giúp đỡ trẻ thực hiện các Quyền được tham gia.
Lắng nghe trẻ một cách tích cực (trẻ được bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em).
Tạo cơ hội cho trẻ cùng tham gia quá trình ra quyết định/cùng làm.
Thông báo cho trẻ biết trước những dự kiến, mục đích và những quyết định cuối cùng khi trẻ tham gia.
Có theo dõi, đánh giá kết quả tham gia của trẻ.
NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO SỰ THAM GIA CỦA TRẺ
ĐỐI VỚI TRẺ EM
Phải tự nguyện, phải được bàn bạc, được thảo luận, được quyết định và được thực hiện.
Phải được thông báo về những vấn đề có liên quan đến sự tham gia đó.
Phải được đảm bảo một môi trường an toàn khi tham gia.
Phải được hưởng những lợi ích thu được từ sự tham gia đó.
Phải được học các kỹ năng tham gia thông qua việc làm.
Phải được kiểm soát, đánh giá việc tham gia của mình
Điều 17: Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận các thông tin và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, và khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến các thông tin có lợi đối với trẻ em về các mặt xã hội văn hóa, đồng thời tiến hành các bước để bảo vệ trẻ em khỏi bị tác động bởi các tài liệu độc hại.
Điều 18: Cha mẹ phải cũng nhau chịu trách nhiệm chình về giáo dục và sự phát triển của con cái, và nhà nước sẽ hỗ trợ họ trong vấn đề này. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm cơ bản của họ.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN THAM GIA
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN THAM GIA
Điều 12: Trẻ em có khả năng hình thành nên các quan điểm của bản thân và có quyền bày tỏ các quan điểm đó một cách tự do trong tất cả các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Các quan điểm đó được coi trọng đến mức nào là tùy vào tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.
Điều 13: Trẻ em có quyền nhận và cấp thông tin cho mọi người. Quyền được bày tỏ các quan điểm của bản thân mình, trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác.
Điều 15: Trẻ em có quyền gặp gỡ mọi người, hòa nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người, trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRẺ EM ĐƯỢC THAM GIA
LỢI ÍCH CHO TRẺ EM
Trẻ em có cơ hội thể hiện và hiểu được cảm nghĩ và nhu cầu của chính mình, từ đó trẻ có thể cân nhắc đến cảm nghĩ và nhu cầu của những người khác.
Trẻ em nhận thức được quyền dân sự của mình và được trao quyền để đòi hỏi các quyền của chính mình.
Phát triển các kỹ năng của trẻ (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận, kỹ năng thương lượng và thoả hiệp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng dẫn trình, kỹ năng ứng phó...) đồng thời giúp trẻ biết cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác.
Trẻ em được bảo vệ và học cách tự bảo vệ mình.
Trẻ có được thông tin giúp trẻ hiểu được những khả năng cũng như những cản trở.
Phát triển các khả năng của trẻ, làm tăng tính tự tin, lòng tự trọng và sự độc lập của trẻ.
Đặt nền móng cho khả năng của trẻ trong việc tham gia đầy đủ hơn khi lớn dần lên và phát triển.
Thúc đẩy tình đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa trẻ em và các thanh, thiếu niên.
Thay đổi thái độ và nâng cao nhận thức của trẻ em qua nhiều hoạt động.
Trẻ em học được cách giao tiếp có hiệu quả hơn với những trẻ em khác.
Trẻ em thu được kiến thức về cách trở thành những người công dân có trách nhiệm trong tương lai.
LỢI ÍCH CHO NGƯỜI LỚN
Hiểu được những mong muốn và nhu cầu của trẻ.
Gần gũi hơn với trẻ, thu thập được nhiều ý kiến, sáng kiến từ trẻ.
Thay đổi nhận thức của người lớn về trẻ em.
Mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em trở nên dễ dàng hơn khi họ hỏi ý kiến của trẻ, lắng nghe trẻ nói và lưu ý tới quan điểm của trẻ (nhất là đối với các bậc cha mẹ).
Giảm hẳn xung đột, tăng sự hợp tác giữa người lớn và trẻ em.
Trẻ em phản ứng tích cực khi được đối xử với thái độ tôn trọng, và ngược lại, các em cũng sẽ đối xử với người lớn với thái độ tôn trọng.
Các dịch vụ mà người lớn cung cấp sẽ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của trẻ, cũng như có thể điều chỉnh được khi nhu cầu của trẻ thay đổi.
LỢI ÍCH CHO XÃ HỘI
Xây dựng được nhiều hơn các chính sách phù hợp cho trẻ em.
Xây dựng được nhiều hơn các chương trình có hiệu quả cho trẻ em.
Các tổ chức có những phương pháp tiếp cận và dịch vụ thân thiện với trẻ hơn và lấy trẻ em làm trung tâm nhiều hơn.
Khuyến khích tính dân chủ, sự tôn trọng các nguyên tắc cũng như việc thực hiện một cuộc sống dân chủ.
KHÓA
TẬP HUẤN
T?p hu?n vin v? Quy?n
Tr? Em
từ ngày 21 - 23/06/2011
Hiểu và thảo luận với những người khác về các nguyên tắc cơ bản của Công ước quyền trẻ em;
Nắm bắt được ít nhất Bốn nhóm quyền cơ bản của trẻ
Hiểu biết những kiến thức cơ bản về Luật Chăm sóc bảo vệ Trẻ em
Sử dụng Công ước quyền trẻ em để phân tích về tình trạng trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam;
Có thể liên hệ các trường hợp vi phạm Quyền trẻ em trong cộng đồng, và có những biện pháp can thiêp cụ thể.
Thực hành tập huấn Công ước QTE cho các nhóm người có liên quan khác.
Mục Tiêu Khóa Tập Huấn
Chương trình tập huấn
Chương trình tập huấn (tiếp theo)
Chương trình tập huấn
Chương trình tập huấn (tiếp theo)
Mô hình học qua trải nghiệm
Trẻ em và người lớn có gì khác nhau
TRẺ EM LÀ AI?
Theo Công ước của LHQ về quyền trẻ em: trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi
Theo luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam: trẻ em là công dân dưới 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đến 18 tuổi
Mỗi trẻ em là một con người với những đặc điểm riêng về thể chất và tâm sinh lí. Những đặc điểm và khả năng của trẻ rất khác nhau theo từng độ tuổi và sự trưởng thành; vì thế, trẻ em rất khác so với người lớn.
Phân biệt giữa Nhu cầu và Quyền
QUYỀN TRẺ EM
Quyền là gì?
Quyền là những đòi hỏi cơ bản mà theo công bằng và chính đáng thì một con người phải được hưởng và có thể được làm
Các nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất có lúc được đề cập như là các quyền
Chúng ta đòi hỏi quyền cho bản thân và những người khác cũng có quyền đòi hỏi cho bản thân họ. Vì thế tất cả mọi người đều có nghĩa vụ đáp ứng quyền tương ứng
Đòi hỏi quyền đáp ứng hay tôn trọng một quyền nào đó của bản thân, có nghĩa là phải có nghĩa vụ không làm bất cứ việc gì xâm phạm, lấy bớt hoặc tước đi quyền của người khác
Quyền trẻ em
Là quyền con người, cụ thể là trẻ em
Quyền trẻ em được xây dựng dựa trên nhu cầu, đặc điểm của trẻ em, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em
Trách nhiệm xã hội là phải đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của trẻ em để trẻ em có thể phát triển một cách toàn diện
Sự ra đời của Công ước về Quyền trẻ em
Từ một ý tưởng "Tôi không nghĩ rằng chúng ta phải đòi một số quyền cho trẻ em và phấn đấu cho sự thừa nhận rộng rãi các quyền này"
Eglantyne Jebb, người sáng lập Quỹ cứu trợ trẻ em
Trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi sự phân biệt về chủng tộc, quốc tịch và tín ngưỡng.
Trẻ em phải được chăm sóc đúng mực trong gia đình như là một thực thể.
Trẻ em phải được cung cấp đầy đủ các phương tiện cần thiết cho sự phát triển bình thường về mặt thể chất, nhân phẩm, tư cách và trí tuệ.
Trẻ em đói khát phải được ăn uống, trẻ em đau yếu phải được chăm sóc, trẻ em khuyết tất về thân thể hoặc tâm thần phải được phục hồi, trẻ em mồ côi và không gia đình phải có nơi nương tựa.
Trẻ em phải là đối tượng đầu tiên nhận được sự cứu trợ khi xảy ra tai họa.
Trẻ em phải được hưởng đầy đủ các quyền lợi từ nguồn phúc lợi xã hội, các chương trình an toàn xã hội và phải được đào tạo để đến một thời điểm nhất định có thể tự bảo đảm cuộc sống và phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột.
Trẻ em phải được nuôi dạy để ý thức được rằng tài năng của mình cần phải được cống hiến cho nhân loại.
1923:Liên minh cứu trợ trẻ em Quốc tế thông qua các quyền trẻ em
1924:Quốc Hội liên thông qua các quyền này
1948: Đại hội đồng Liên hiệp quốc chuẩn y việc thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền
1959: Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn thứ hai về quyền trẻ em
1979: Năm Quốc tế thiếu nhi - bắt đầu giai đoạn soạn một dự thảo Công ước quyền trẻ em.
1989 Công việc soạn dự thảo Công ước quyền trẻ em được hoàn tất và được Đại hội đồng Liên hiệp quốc nhất trí thông qua ngày 20/11/1989
1999: 191 nước đã phê chuẩn Công ước và trở thành nước thành viên
Các cột mốc liên quan đến sự ra đời của Công ước Quyền trẻ em
Mười điểm trong bản Tuyên ngôn
Trẻ em phải được cha mẹ, những cá nhân hoặc gia đình nuôi dưỡng với tình thương yêu và sự hiểu biết để làm cơ sở cho sự phát triển đầy đủ của trẻ em về mọi mặt.
Trẻ em phải có đủ lương thực, ít nhất là đáp ứng được nhu cầu thể lực của mình.
Sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ em phải được ngày một nâng cao.
Trẻ em phải có chỗ ở thích hợp.
Trẻ em phải được giáo dục, ít nhất là ở mức giáo dục cơ bản.
Trẻ em phải được phát triển để hưởng thụ cuộc sống và gìn giữ bản sắc và sự kế thừa của dân tộc.
Trẻ em phải được đào tạo và trang bị kiến thức để chuẩn bị cho nghề nghiệp thích hợp với năng khiếu, khả năng và sở thích của mình.
Trẻ em phải có cơ hội và tạo điều kiện bày tỏ ý kiến của mình.
Trẻ em phải được hưởng các dịch vụ cơ bản của chính phủ và các Tổ chức phi chính phủ.
Trẻ em phải có cơ hội để hiểu biết và bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của mình.
"Nội dung Công ước
Công ước gồm 54 điều khoản, trong đó
Có 41 điều qui định các quyền mà trẻ em được hưởng
Các điều còn lại liên quan đến vấn đề pháp lý và vai trò của Uỷ ban về QTE
Tinh thần của Công ước được gói gọn trong Tám điều sau
Bốn nhóm quyền
Ba nguyên tắc
Một tiến trình
Các quyền được sống còn
Các quyền này bao gồm quyền được sống và quyền được chăm sóc sức khoẻ và y tế ở mức cao nhất có thể có được
Các quyền được bảo vệ
Các quyền này bao gồm việc bảo vệ trẻ em thoát khỏi mọi phân biệt đối xử, lạm dụng hay bỏ mặc, bảo vệ trẻ em không có gia đình cũng như bảo vệ trẻ em trong những tình huống đặc biệt.
Khái niệm Bốn nhóm quyền
Cácquyền được phát triển
Các quyền nàybao gồm mọi hình thức giáo dục (chính thức hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí lực, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ em
Các quyền được tham gia
Các quyền này bao gồm quyền của trẻ em được bày tỏ quan điểm của mình trong mọi vấn đề liên quan tới bản thân
Bốn nguyên tắc cơ bản trong Công Ước Quyền trẻ em
Trẻ em là những người dưới 18 tuổi
Tất cả các quyền đều áp dụng tất cả mọi trẻ em (không phân biệt đối xử)
Mọi hoạt động đều vì lợi ích tốt nhất cho trẻ
Điều thứ tám là tất cả chúng ta đều có trách nhiệm giúp đở nhà nước trong việc thực hiện và theo dõi thực hiện công ước
QUYỀN ĐƯỢC SỐNG CÒN CỦA TRẺ EM
Các Khái niệm
Cuộc sống
Cuộc sống không chỉ bao gồm một nghĩa đơn thuần là sống (vận động, thở, nói, nhìn) mà còn có nghĩa là được hạnh phúc và hoà bình cho chính bản thân mình, cho cả người khác và cho cả cộng đồng mình đang sống
Sự sống còn
Một giai đoạn khi cuộc sống của trẻ em bị đe doạ bởi những nguy hiểm khó khăn
Cái chết
Là chấm dứt sự sống
Cơ sở lý luận
Tất cả trẻ em đều có quyền được sống còn.
Chúng ta không thể coi trẻ em đơn giản chỉ là người chúng ta phải phục vụ.
Chúng ta cũng không nên coi trẻ em chỉ là những học trò của mình
Chúng ta nên coi trẻ em như là những thực thể, những con người có những nhu cầu, suy nghĩ chính đáng và hoạt động đúng đắn như mọi người.
Chúng ta có trách nhiệm làm tất cả những gì có thể làm được với tư cách cá nhân hoặc với tư cách là một thành viên của xã hội để tăng cường quyền được sống còn của trẻ em.
Các điều khoản trong Công ước có liên quan đền quyền được sống còn:
Điều 6: Các quốc gia tham gia Công ước công nhận rằng mỗi trẻ em đều có quyền được sống còn. Các quốc gia tham gia Công ước phải đảm bảo tới mức tối đa sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Điều 24: Các quốc gia tham gia công ước công nhận rằng trẻ em có quyền được chăm sóc sức khỏe, được hưởng tiêu chuẩn y tế và các thiết bị chữa bệnh và phục hồi sức khỏe ở mức cao nhất có thể đạt được.
Kết luận quyền sống còn
Thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả mọi người. Vì vậy trẻ em phải được hưởng quyền được sống
Đảm bảo tối đa quyền sống còn, được chăm sóc sức khỏe, hưởng an toàn xã hội
Dựa trên nguyên tắc của công ước quyền trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, bị đe dọa đến tính mạng nên thực hiện quyền này là không thể trì hoãn
Nhìn nhận trẻ em như là một con người với những nhu cầu và suy nghĩ, tình cảm
Có trách nhiệm làm những gì tốt nhất để đảm bảo quyền được sống còn của trẻ
Các điều khoản trong Công ước có liên quan đền quyền được sống còn:
(Hạn chế nạn tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; bảo đảm chăm sóc sức khỏe; đấu tranh chống lại bệnh tật và nạn suy dinh dưỡng; bảo đảm chăm sóc y tế trước và sau khi trẻ sinh ra; trẻ em phải được đảm bảo có quyền được giáo dục y tế; triển khai việc phòng ngừa về y tế; sử dụng các biện pháp để xóa bỏ các tập tục truyền thống có hại cho sức khỏe; và tăng cường hợp tác quốc tế).
Các điều khoản liên quan bao gồm:
Điều 7, 8, 9, 19, 20, 21, 23, 26, 27, 30, 32, 34, 35 và 38
Những Nguy Cơ Đến Sự Sống Còn Của Trẻ Em –
Những Nhóm Trẻ Em Có Hoàn Cảnh Đặc Biệt
Danh mục những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có cuộc sống bị đe doạ là
trẻ bán dâm
trẻ em nghèo
trẻ em bị lạm dụng tình dục
trẻ mắc bệnh hiểm nghèo
trẻ nghiện ma tuý
trẻ sống trong môi trường bạo lực
trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV
trẻ em ở vùng dịch bệnh/thiên tai/môi trường ô nhiễm
trẻ sơ sinh
trẻ em trong chiến tranh
trẻ bị khuyết tật
trẻ nhiễm chất độc da cam
trẻ lang thang
trẻ em tị nạn
trẻ phải lao động sớm
trẻ bị bỏ rơi
trẻ mồ côi
trẻ em sống ở vùng sâu, vùng khó khăn
Danh mục những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có cuộc sống bị đe doạ là
Tổng hợp Quyền Sống Còn
Trò chơi “Bão Tới” – đưa ra khái niệm Sống còn
Trình Bày Cơ sở lý luận (máy chiếu)
Phân tích các trường hợp để áp dụng vào Quyền Sống còn
Chiếu một hình ảnh minh hoạ
Tham dự viên liệt kê các Nguy cơ ảnh hưởng đến sống còn trên giấy nhỏ - phân tích
Tham dự viên thảo luận và liệt kê Trẻ có hoàn cảnh khó khăn – phân tích
Cơ sở lý luận
Tất cả trẻ em, do tuổi thơ cũng như những đặc điểm phát triển của mình, cần được sự bảo vệ đặc biệt không tính đến giới tính, quốc tịch, văn hóa và những yếu tố khác. Nhà nước, các tổ chức, các cá nhân và bản thân các trẻ em đều có trách nhiệm thực hiện và tôn trọng các quyền này.
Một thực tế đáng buồn là đối với rất nhiều trẻ em, cuộc sống hiện tại chẳng có gì tốt hơn so với cuộc sống cách đây cả trăm năm.
Trẻ em vẫn còn phải chịu đau khổ do các vi phạm xuất phát từ môi trường kinh tế, chính trị và xã hội nơi chúng sống.
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CỦA TRẺ EM
Bảo vệ trẻ em khỏi sự phân biệt đối xử
Bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự bót lột về kinh tế, sự lạm dụng về thể xác và tình dục, những hậu quả của chiến tranh, bị lơ là và bị bỏ rơi, sự đối xử tàn tệ và sự phân biệt đối xử, và
Tạo ra điều kiện chăm sóc đầy đủ và/ hoặc phục hồi trong những trường hợp cần thiết
Công ước tạo ra những biện pháp đặc biệt để buộc các quốc gia phải:
Phân biệt đối xử với trẻ em: Là sự đối xử khác biệt, loại trừ, cấm đoán hoặc ưu tiên với trẻ em trên cơ sở khác biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, tài sản, hoàn cảnh ra đời và các tình trạng khác, gây trở ngại hoặc làm tổn hại tới vị thế, hoạt động và sự phát triển của trẻ em.
Những khái niệm liên quan
Lạm dụng/bóc lột trẻ em: Là bất kỳ một hành vi hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân/tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất/tình cảm/nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức sức lao động, hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do... của trẻ em, gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em
Khủng hoảng/khẩn cấp đối với trẻ em: Là tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ em.
Điều 2: Tất cả quyền được dành cho mọi trẻ em và trẻ em phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử
Điều 7: Mỗi trẻ em đều có quyền có tên tuổi và quốc tịch, được biế về bố mẹ của mình và được bố mẹ chăm sóc
Điều 16: Không một trẻ em nào phải chịu sư can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của em
Các điều khoản liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ
Các điều khoản liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ
Điều 19: Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự lạm dụng hoặc lơ là. Các quốc gia phải tổ chức các chương trình để ngăn chặn sự lạm dụng và đối xử tàn tệ đối với trẻ em bị lạm dụng
Điều 32: Trẻ em phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột lao động
Điều 33: Trẻ em phải được bảo vệ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma tuý
Kết Luận
Tất cả mọi người từ cá nhân đến tổ chức đều phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi mọi sự phân biệt đối xử, bóc lột/lạm dụng và bị rơi vào khủng hoảng/ khẩn cấp
Bản thân trẻ em phải được cung cấp những hiểu biết và có những kỷ năng để bảo vệ mình.
Trẻ Em Cần Có Được Những Gì Để Phát Triển Toàn Diện
QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
Khái niệm sự phát triển
Phát triển là sự biến đổi về lượng và về chất theo hướng tích cực.
Sự phát triển của trẻ em là một quá trình trong đó những nhu cầu về phát triển về thể chất, nhận thức, suy nghĩ, xảm xúc, tình cảm, xã hội, niềm tin và đạo đức/ tinh thần … tạo ra những thay đổi tích cực, tốt nhất cả về lượng và về chất.
Ở những độ tuổi khác nhau, trẻ em có những đặc điểm, nhu cầu và khả năng phát triển khác nhau.
Quyền được phát triển trong Công ước của trẻ em
Các Quyền được phát triển bao gồm:
Tất cả các hình thức giáo dục (chính thức và không chính thức)
Quyền có một mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội.
Chúng ta làm gì để đảm bảo quyền được phát triển của trẻ em
Tôn trọng nhân cách trẻ em
Tạo điều kiện cho trẻ được họat động vui chơi giải trí tham gia các họat động văn hóa nghệ thuật
Cung cấp cho trẻ những thông tin có ích và ngăn chặn những thông tin có thể có hại đến tư tưởng tình cảm của trẻ em
Tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội bày tỏ ý kiến, tôn trọng và giải quyết các ý kiến của trẻ em
Lắng nghe ý kiến của các em
Trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh và cộng đồng thực hiện quyền phát triển của trẻ em
Các điều khoản liên quan đến quyền phát triển của trẻ em trong Công ước
Điều 6: Mỗi trẻ em có quyền được sống và nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền được sống còn và quyền được phát triển của trẻ em
Điều 17: Trẻ em có quyền được tiếp nhận thông tin từ các nguồn thông tin trong nước và quốc tế. Các ngành thông tấn nên khuyến khích các tin bài có lợi và ngăn cản các tin bài có hại đối với trẻ em
Điều 29: Việc giáo dục phải nhằm vào sự phát triển cá tính, tài năng, khả năng về thể chất và tinh thần của trẻ em. Trẻ em phải được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia tích cực vào một xã hội tự do và học tập để tôn trọng nền văn hoá riêng của mình cũng như nền văn hoá của những người khác
Điều 31: Trẻ em có quyền nghỉ ngơi, giải trí và tham gia vào các hoạt động văn hoá và nghệ thuật
Các điều khoản liên quan đến quyền phát triển của trẻ em trong Công ước
Các yếu tố cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ em bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần về sự phát triển cơ thể, tư tưởng, tình cảm hướng đến một nhân cách toàn diện.
Kết luận
Quyền Bảo vệ
Trò chơi: Nhà và Trẻ em – Phân tích liên tưởng thực tế
Tham dự viên viết giấy nhỏ về những trường họp các em cần được bảo vệ - phân tích rút ra 3 trường hợp: Bị phân biệt đối xử; bị lạm dụng/bóc lột/bị khủng hoảng/khẩn cấp trình bày các khái niệm
Trình bày cơ sở lý luận và các điều khoản liên quan đến công ước bảo vệ trẻ em
Kết luận
Tổng hợp ngày 2
Quyền phát triển
Trò chơi kết đoàn để chia nhóm
Nhóm vẽ tranh đề cập đến việc phát triển trẻ em
Nhóm trình bày và phân tích ra những điều kiện cần có để cho trẻ em phát triển
Phân tích đưa ra khái niệm phát triển
Trình bày các điều khoản của công ước liên quan đến phát triển
Chiếu hình cây phát triển
Phân tích một trường họp bị ảnh hưởng tâm lý phát triển
Kết luận
QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA CỦA TRẺ EM
Sự tham gia của trẻ là việc trẻ được tiếpcận thông tin, được bày tỏ ý kiến, được lắng nghe, được tôn trọng, được kết giao, được thành lập hoặc tham gia các nhóm và hiệp hội, được bàn bạc và quyết định...trong mọi vấn đề có liên quan đến bản thân trẻ.
Mỗi trẻ em là một cá thể đang phát triển với những tình cảm, ý kiến và nhu cầu riêng của mình. Với sự giúp đỡ và tôn trọng đúng mực, trẻ em sẽ đưa ra những ý kiến và quyết định có ý nghĩa mang tính trách nhiệm.
Trẻ em có tính trung thực, có thái độ ham học hỏi đối với sự vật xung quanh và có trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy trẻ em có thể đưa ra những ý kiến mới mẻ trong các cuộc tranh luận về hạnh phúc, sự phát triển và quyền lợi của mình.
Khi trẻ được tham gia, các em có thể có những đóng góp có giá trị
Việc trẻ được tham gia là phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, nó đảm bảo được lợi ích tốt nhất cho trẻ.
Cơ sở lý luận
ĐỐI VỚI NGƯỜI LỚN
Hướng dẫn và giúp đỡ trẻ thực hiện các Quyền được tham gia.
Lắng nghe trẻ một cách tích cực (trẻ được bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em).
Tạo cơ hội cho trẻ cùng tham gia quá trình ra quyết định/cùng làm.
Thông báo cho trẻ biết trước những dự kiến, mục đích và những quyết định cuối cùng khi trẻ tham gia.
Có theo dõi, đánh giá kết quả tham gia của trẻ.
NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO SỰ THAM GIA CỦA TRẺ
ĐỐI VỚI TRẺ EM
Phải tự nguyện, phải được bàn bạc, được thảo luận, được quyết định và được thực hiện.
Phải được thông báo về những vấn đề có liên quan đến sự tham gia đó.
Phải được đảm bảo một môi trường an toàn khi tham gia.
Phải được hưởng những lợi ích thu được từ sự tham gia đó.
Phải được học các kỹ năng tham gia thông qua việc làm.
Phải được kiểm soát, đánh giá việc tham gia của mình
Điều 17: Nhà nước phải đảm bảo để trẻ em có thể tiếp cận các thông tin và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, và khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến các thông tin có lợi đối với trẻ em về các mặt xã hội văn hóa, đồng thời tiến hành các bước để bảo vệ trẻ em khỏi bị tác động bởi các tài liệu độc hại.
Điều 18: Cha mẹ phải cũng nhau chịu trách nhiệm chình về giáo dục và sự phát triển của con cái, và nhà nước sẽ hỗ trợ họ trong vấn đề này. Những lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm cơ bản của họ.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN THAM GIA
CÁC ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN THAM GIA
Điều 12: Trẻ em có khả năng hình thành nên các quan điểm của bản thân và có quyền bày tỏ các quan điểm đó một cách tự do trong tất cả các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Các quan điểm đó được coi trọng đến mức nào là tùy vào tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.
Điều 13: Trẻ em có quyền nhận và cấp thông tin cho mọi người. Quyền được bày tỏ các quan điểm của bản thân mình, trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác.
Điều 15: Trẻ em có quyền gặp gỡ mọi người, hòa nhập và thiết lập mối quan hệ với mọi người, trừ khi điều này xâm phạm đến các quyền của người khác.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRẺ EM ĐƯỢC THAM GIA
LỢI ÍCH CHO TRẺ EM
Trẻ em có cơ hội thể hiện và hiểu được cảm nghĩ và nhu cầu của chính mình, từ đó trẻ có thể cân nhắc đến cảm nghĩ và nhu cầu của những người khác.
Trẻ em nhận thức được quyền dân sự của mình và được trao quyền để đòi hỏi các quyền của chính mình.
Phát triển các kỹ năng của trẻ (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tranh luận, kỹ năng thương lượng và thoả hiệp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng dẫn trình, kỹ năng ứng phó...) đồng thời giúp trẻ biết cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác.
Trẻ em được bảo vệ và học cách tự bảo vệ mình.
Trẻ có được thông tin giúp trẻ hiểu được những khả năng cũng như những cản trở.
Phát triển các khả năng của trẻ, làm tăng tính tự tin, lòng tự trọng và sự độc lập của trẻ.
Đặt nền móng cho khả năng của trẻ trong việc tham gia đầy đủ hơn khi lớn dần lên và phát triển.
Thúc đẩy tình đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa trẻ em và các thanh, thiếu niên.
Thay đổi thái độ và nâng cao nhận thức của trẻ em qua nhiều hoạt động.
Trẻ em học được cách giao tiếp có hiệu quả hơn với những trẻ em khác.
Trẻ em thu được kiến thức về cách trở thành những người công dân có trách nhiệm trong tương lai.
LỢI ÍCH CHO NGƯỜI LỚN
Hiểu được những mong muốn và nhu cầu của trẻ.
Gần gũi hơn với trẻ, thu thập được nhiều ý kiến, sáng kiến từ trẻ.
Thay đổi nhận thức của người lớn về trẻ em.
Mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em trở nên dễ dàng hơn khi họ hỏi ý kiến của trẻ, lắng nghe trẻ nói và lưu ý tới quan điểm của trẻ (nhất là đối với các bậc cha mẹ).
Giảm hẳn xung đột, tăng sự hợp tác giữa người lớn và trẻ em.
Trẻ em phản ứng tích cực khi được đối xử với thái độ tôn trọng, và ngược lại, các em cũng sẽ đối xử với người lớn với thái độ tôn trọng.
Các dịch vụ mà người lớn cung cấp sẽ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của trẻ, cũng như có thể điều chỉnh được khi nhu cầu của trẻ thay đổi.
LỢI ÍCH CHO XÃ HỘI
Xây dựng được nhiều hơn các chính sách phù hợp cho trẻ em.
Xây dựng được nhiều hơn các chương trình có hiệu quả cho trẻ em.
Các tổ chức có những phương pháp tiếp cận và dịch vụ thân thiện với trẻ hơn và lấy trẻ em làm trung tâm nhiều hơn.
Khuyến khích tính dân chủ, sự tôn trọng các nguyên tắc cũng như việc thực hiện một cuộc sống dân chủ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Hung
Dung lượng: 7,46MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)