Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức, kỹ năng Tiếng Anh THCS - Phần 1

Chia sẻ bởi Phan Thanh Tân | Ngày 06/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Tài liệu tập huấn chuẩn kiến thức, kỹ năng Tiếng Anh THCS - Phần 1 thuộc Tiếng Anh 6

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT
9/27/2005
1
Tài liệu tập huấn GV
- Hiểu các khái niệm cơ bản về chuẩn
- Biết lựa chọn nội dung trong SGK, những ví dụ thực tiễn để diễn tả rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn giảng dạy
- Thực hiện được việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN (tự xây dựng được một số bài giảng và bài kiểm tra)
- Biết phát huy khả năng sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện Chuẩn KT-KN
- Hiểu rõ vai trò quan trọng việc dạy học phân hóa phù hợp với năng lực, trình độ học sinh, phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh
9/27/2005
Tài liệu tập huấn GV
2
Mục tiêu của tập huấn
NỘI DUNG TẬP HUẤN
9/27/2005
3
Tài liệu tập huấn GV
1.Mục đích biên soạn tài liệu
- Khắc phục tình trạng dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, tình trạng dạy học quá tải về nội dung kiến thức.
- Giúp GV kết hợp sử dụng có hiệu quả giữa Chương trình GDPT, SGK, SGV và các loại tài liệu tham khảo.
- Tạo sự thống nhất về mức độ đạt được trong việc dạy học về kiến thức và kĩ năng trong từng mục, bài, chương của lớp học, cấp học.
- Là căn cứ để kiểm tra, đánh giá nội dung kiến thức về khối lượng cũng như mức độ kiến thức của các đơn vị kiến thức, kĩ năng
KHÁI QUÁT VỀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
9/27/2005
4
Tài liệu tập huấn GV
2. Cấu trúc tài liệu
 Phần thứ nhất: Những vấn đề chung
 Phần thứ hai: Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn KT-KN thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
Giới thiệu một số kỹ thuật dạy học tích cực
Tổ chức dạy học theo Chuẩn KT-KN thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn KT-KN thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực
 Phần thứ ba: Hướng dấn tổ chức tập huấn tại các địa phương
9/27/2005
5
Tài liệu tập huấn GV
3. Yêu cầu của việc sử dụng tài liệu
- Sử dụng kết hợp Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông với tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục phổ thông, Sách giáo viên và các loại tài liệu tham khảo khác.
- Sử dụng tài liệu này trong việc thiết kế bài giảng, trong việc ra câu hỏi đề kiểm tra bảo đảm yêu cầu bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng trong dạy học.
9/27/2005
6
Tài liệu tập huấn GV

Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình giáo dục phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực
9/27/2005
7
Tài liệu tập huấn GV
Chuẩn KT-KN?
1. Nguyên tắc chung
- Chuẩn KT-KN là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức
- Phải xác định được mục tiêu của bài dạy, tức là xác định được chuẩn KT-KN cụ thể trong bài dạy. Hiểu được điều đó, giáo viên mới có thể chủ động xác định được chuẩn kiến thức, trả lời câu hỏi “dạy cái gì” cho phù hợp với từng trường, từng lớp, từng đối tượng học sinh.
* Để việc sử dụng tài liệu chuẩn KT-KN có hiệu quả cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
- Căn cứ vào tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN để xác định mục tiêu bài học, đối chiếu giữa tài liệu Hướng dẫn Chuẩn KT-KN với SGK để xác định kiến thức nào là kiến thức cơ bản, trọng tâm, đồng thời xác định những kĩ năng cần hình thành cho học sinh.
- Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng. Không quá tải và quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK, không cố dạy hết toàn bộ nội dung SGK; việc khai thác sâu kiến thức trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
- Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác học tập của học sinh. Cần chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niền vui, hứng khởi nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
- Cần linh hoạt hơn, tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh. Tùy theo trình độ nhận thức của HS, điều kiện dạy học khác nhau để dạy học linh hoạt, hoặc bám sát chuẩn tối thiểu (hướng dẫn) hoặc dạy ở mức độ cao hơn nhưng vẫn nằm trong chương trình.
- Thiết kế và hướng dẫn HS trao đổi, trả lời các câu hỏi, bài tập nhằm nắm vững, hiểu được những yêu về kiến thức, kĩ năng qua đó phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng thực hành của học sinh.
- Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo sự hứng thú cho HS đối với học tập bộ môn qua đó giúp HS nắm vững và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông.
- Chú trọng việc sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lí.
- Cần lưu ý dạy học bám sát Chuẩn tối thiểu không có nghĩa là cắt xén, lược bỏ kiến thức trong Chương trình. Giữa các đối tượng HS khác nhau chỉ áp dụng nội dung dạy học khác nhau về mức độ.
2. Đối với cấp THPT, cần chú ý những nguyên tắc sau trong quá trình dạy học:
- Phát triển kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức ngôn ngữ được xem là phương tiện chứ không phải là đích cuối cùng của quá trình học tập.
- Các hoạt động học tập phát huy đến mức tối đa sự tham gia của học sinh. Nội dung kiến thức của các SGK được chuyển tải qua một hệ thống các bài luyện kĩ năng ngôn ngữ đi kèm với các bài tập luyện theo cách thức thực hiện các nhiệm vụ học tập (Task based).
- Các nhiệm vụ học tập đa dạng và các tình huống mang tính giao tiếp cao nhằm tạo điều kiện cho người học được tham gia một cách tích cực để hoàn thành mục tiêu của bài học.
- Phối hợp các kĩ năng trong các giờ dạy. Tuy nhiên sự phối hợp các kĩ năng cũng cần tính đến trình độ của học sinh, điều kiện môi trường học tập và thời lượng cho phép.
- Chú trọng đến quá trình học tập, quá trình tiếp thu kiến thức mới được đánh giá cao hơn là kết quả cuối cùng.
- Tăng cường các loại hình Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: trình bày, bài tập lớn, dự án nhỏ, ...
- Tăng cường sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện và đồ dùng hỗ trợ dạy học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)